1. Dự án nạo vét, xây kè bảo vệ cảnh quan sông Sào Khê
Dự án nạo vét, xây kè và bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê (thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) "siêu đội vốn" từ 72 tỉ lên 2.595 tỉ đồng được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt theo Quyết định số 1305/QĐ-UB ngày 28/6/2001. Ảnh: GĐXH.Tổng số vốn của dự án ban đầu là 72 tỷ đồng (chia làm 2 giai đoạn), nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; toàn bộ dự án nạo vét, xây kè sông dài 14km; thời gian thực hiện dự án từ 2001-2002. Ảnh: TN&MT.Tuy nhiên, sau 3 lần điều chỉnh, tháng 12/2009, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt lại dự án nạo vét, xây kè bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê với tổng mức đầu tư là hơn 2.595 tỷ đồng - tăng 36 lần so với số vốn phê duyệt ban đầu và thời gian thực hiện từ năm 2005-2012. Ảnh: TN&MT.Đáng nói là, sau 17 năm triển khai, dự án siêu đội vốn hàng nghìn tỷ đồng ở Ninh Bình vẫn đang còn ngổn ngang, dở dang. Ảnh: TN&MT. 2. Dự án nạo vét sông Đáy
Ngoài dự án nạo vét, xây kè bảo vệ cảnh quan sông Sào Khê “đội vốn” 36 lần, từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng, theo Vietnamnet, tại Ninh Bình còn có dự án nạo vét sông Đáy cũng tăng vốn “khủng” từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ đồng, tăng hơn 7.000 tỷ đồng. Ảnh: Vietnamnet.Theo đó, dự án nạo vét sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu (ngã 3 sông Hoàng Long giao với sông Đáy) đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy có chiều dài 77km. Dự án này nhằm thoát lũ Hoàng Long theo Quyết định 896 ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình. Chủ đầu tư dự án là Sở NN&PTNT Ninh Bình, vốn thực hiện ban đầu là 2.078 tỷ đồng, bằng tiền ngân sách Nhà nước. Ảnh: Vietnamnet.Thời gian triển khai dự án từ năm 2010 – 2015, nhà thầu thi công dự án là Tập đoàn Xuân Thành (tháng 7/2015 đổi thành Thai Group). Điều bất thường, chỉ sau 2 năm, năm 2012 dự án này được điều chỉnh vốn lên 9.720 tỷ đồng (tăng 7.642 tỷ đồng). Như vậy, để nạo vét được 1km sông Đáy phải tiêu tốn hết khoảng 126 tỷ đồng. Ảnh: Dân Trí.Liên quan đến dự án trên, ngày 9/5/2012, Thanh tra Chính phủ có Kết luận số 1121 nêu rõ, dự án trên không được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 41, Nghị định 58 năm 2008 của Chính phủ. Ngoài ra, dự án trên được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt khi chưa có báo cáo kết quả thẩm định. Ảnh: Dân trí. 3. Dự án cấp nước Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)
Dự án cấp nước Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) có mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng nhưng sau một thời gian được đội thêm 2.500 tỷ và liên tiếp xin gia hạn hoàn thành. Ảnh: Zing.Theo Zing, Năm 2011, dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép, giao cho Công ty cổ phần kinh doanh nước Hà Tĩnh làm chủ đầu tư xây dựng theo nguồn vốn xã hội hóa. Tổng mức giá trị ước đạt trên 33,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chậm tiến độ nên bị chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Ảnh: Zing.Tháng 4/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng (thuộc Tập đoàn Hoành Sơn) lập hồ sơ, thủ tục dự án đầu tư cấp nước Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư 1.850 tỷ đồng. Thời gian thi công từ năm 2011, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Ảnh: Zing.Cuối năm 2012, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư trên 4.400 tỷ đồng gồm vốn tự có, vốn vay, vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Trong đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và địa phương hơn 1.200 tỷ. Ảnh: Zing.Với chức năng cung cấp nước cho toàn bộ Khu Kinh tế Vũng Áng. Dự án được đầu tư xây dựng với nhiều hạng mục, trong đó hạng mục công trình Đập dâng Lạc Tiến - kênh dẫn - tuynel (xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 2/2015. Ảnh: Zing.Hạng mục hồ chứa nước, tràn xả lũ hồ Rào Trổ (xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh) được khởi công từ cuối năm 2011, dự kiến đến đầu năm 2016 sẽ hoàn thành. Dự án đội vốn sau hơn 7 năm xây dựng, đến nay hạng mục vẫn ỳ ạch, chậm tiến độ và chưa thể hoàn thiện. Nhiều hạng mục dang dở, máy móc, thiết bị hoen gỉ, phơi sương phơi nắng. Chỉ có một số nhóm nhỏ ít công nhân xuất hiện trên công trường. Ảnh: Zing.Quy trách nhiệm cá nhân, tập thể để dự án đội vốn, chậm tiến độ - Truyền hình thông tấn - Vnews.
1. Dự án nạo vét, xây kè bảo vệ cảnh quan sông Sào Khê
Dự án nạo vét, xây kè và bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê (thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) "siêu đội vốn" từ 72 tỉ lên 2.595 tỉ đồng được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt theo Quyết định số 1305/QĐ-UB ngày 28/6/2001. Ảnh: GĐXH.
Tổng số vốn của dự án ban đầu là 72 tỷ đồng (chia làm 2 giai đoạn), nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; toàn bộ dự án nạo vét, xây kè sông dài 14km; thời gian thực hiện dự án từ 2001-2002. Ảnh: TN&MT.
Tuy nhiên, sau 3 lần điều chỉnh, tháng 12/2009, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt lại dự án nạo vét, xây kè bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê với tổng mức đầu tư là hơn 2.595 tỷ đồng - tăng 36 lần so với số vốn phê duyệt ban đầu và thời gian thực hiện từ năm 2005-2012. Ảnh: TN&MT.
Đáng nói là, sau 17 năm triển khai, dự án siêu đội vốn hàng nghìn tỷ đồng ở Ninh Bình vẫn đang còn ngổn ngang, dở dang. Ảnh: TN&MT.
2. Dự án nạo vét sông Đáy
Ngoài dự án nạo vét, xây kè bảo vệ cảnh quan sông Sào Khê “đội vốn” 36 lần, từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng, theo Vietnamnet, tại Ninh Bình còn có dự án nạo vét sông Đáy cũng tăng vốn “khủng” từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ đồng, tăng hơn 7.000 tỷ đồng. Ảnh: Vietnamnet.
Theo đó, dự án nạo vét sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu (ngã 3 sông Hoàng Long giao với sông Đáy) đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy có chiều dài 77km. Dự án này nhằm thoát lũ Hoàng Long theo Quyết định 896 ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình. Chủ đầu tư dự án là Sở NN&PTNT Ninh Bình, vốn thực hiện ban đầu là 2.078 tỷ đồng, bằng tiền ngân sách Nhà nước. Ảnh: Vietnamnet.
Thời gian triển khai dự án từ năm 2010 – 2015, nhà thầu thi công dự án là Tập đoàn Xuân Thành (tháng 7/2015 đổi thành Thai Group). Điều bất thường, chỉ sau 2 năm, năm 2012 dự án này được điều chỉnh vốn lên 9.720 tỷ đồng (tăng 7.642 tỷ đồng). Như vậy, để nạo vét được 1km sông Đáy phải tiêu tốn hết khoảng 126 tỷ đồng. Ảnh: Dân Trí.
Liên quan đến dự án trên, ngày 9/5/2012, Thanh tra Chính phủ có Kết luận số 1121 nêu rõ, dự án trên không được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 41, Nghị định 58 năm 2008 của Chính phủ. Ngoài ra, dự án trên được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt khi chưa có báo cáo kết quả thẩm định. Ảnh: Dân trí.
3. Dự án cấp nước Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)
Dự án cấp nước Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) có mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng nhưng sau một thời gian được đội thêm 2.500 tỷ và liên tiếp xin gia hạn hoàn thành. Ảnh: Zing.
Theo Zing, Năm 2011, dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép, giao cho Công ty cổ phần kinh doanh nước Hà Tĩnh làm chủ đầu tư xây dựng theo nguồn vốn xã hội hóa. Tổng mức giá trị ước đạt trên 33,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chậm tiến độ nên bị chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Ảnh: Zing.
Tháng 4/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng (thuộc Tập đoàn Hoành Sơn) lập hồ sơ, thủ tục dự án đầu tư cấp nước Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư 1.850 tỷ đồng. Thời gian thi công từ năm 2011, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Ảnh: Zing.
Cuối năm 2012, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư trên 4.400 tỷ đồng gồm vốn tự có, vốn vay, vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Trong đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và địa phương hơn 1.200 tỷ. Ảnh: Zing.
Với chức năng cung cấp nước cho toàn bộ Khu Kinh tế Vũng Áng. Dự án được đầu tư xây dựng với nhiều hạng mục, trong đó hạng mục công trình Đập dâng Lạc Tiến - kênh dẫn - tuynel (xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 2/2015. Ảnh: Zing.
Hạng mục hồ chứa nước, tràn xả lũ hồ Rào Trổ (xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh) được khởi công từ cuối năm 2011, dự kiến đến đầu năm 2016 sẽ hoàn thành. Dự án đội vốn sau hơn 7 năm xây dựng, đến nay hạng mục vẫn ỳ ạch, chậm tiến độ và chưa thể hoàn thiện. Nhiều hạng mục dang dở, máy móc, thiết bị hoen gỉ, phơi sương phơi nắng. Chỉ có một số nhóm nhỏ ít công nhân xuất hiện trên công trường. Ảnh: Zing.
Quy trách nhiệm cá nhân, tập thể để dự án đội vốn, chậm tiến độ - Truyền hình thông tấn - Vnews.