Nhiều người vẫn tin rằng các loại trái cây có múi như cam, chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất. Thế nhưng, lượng vitamin C trong cam là 60mg/100g.Trong khi đó có rất nhiều loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C hơn như ớt chuông đỏ chứa 250mg/100g. Súp lơ cũng có vitamin C cao gấp đôi cam (120mg/100g).Năm 1908, lượng tiêu thụ của trái cam tại Mỹ bị giảm đột ngột gây khó khăn cho người nông dân. Albert Lasker - một trong những "ông tổ" của ngành marketing hiện đại đã xây dựng chiến dịch quảng cáo với nội dung cam là nguồn vitamin C vô cùng bổ dưỡng. Từ đó, loại quả này được "gắn liền" với vitamin C dù sự thật nó không nhiều vitamin C đến thế.Năm 1947, chiến dịch quảng cáo hoành tráng với thông điệp "Kim cương là vĩnh cửu" của một công ty đá quý đã thành công vang dội khiến mọi người dần có nhận định trao nhẫn kim cương là cách cầu hôn tuyệt vời.Cho đến đầu thế kỷ 20, thiệp chúc mừng vẫn được gửi độc lập như thư từ thông thường qua bưu điện. Thế nhưng sau một chiến dịch quảng cáo của công ty làm thiệp Hallmark (Mỹ), người ta bắt đầu quen với việc tặng quà và thiệp cùng nhau.Để tăng doanh số bán hàng, các quảng cáo kem đánh răng bao giờ cũng có hình ảnh kem đánh răng phủ đầy chiếc bàn chải. Hình ảnh này khiến người tiêu dùng tưởng rằng lượng kem đánh răng lý tưởng phải giống như quảng cáo.Trên thự tế, các nhà khoa học từ lâu đã chỉ ra rằng chúng ta chỉ cần lượng kem vừa đủ và quan trọng nhất vẫn là cách đánh răng như thế nào.Coca-Cola không sáng tạo ra ông già Noel nhưng công ty này đã giúp nhân vật trở nên phủ sóng và biến thành biểu tượng của Lễ Giáng sinh. Năm 1931, Coca-Cola thực hiện một chiến dịch quảng cáo cho mùa đông với hình tượng ông già Noel được thiết kế lại bởi Haddon Sandblom dựa trên bản gốc trước đó.Trong các quảng cáo dầu ăn, dù là dầu thực vật, thường sẽ có nội dung "không chứa cholesterol" để người mua an tâm hơn. Đây thực chất chỉ là một chiêu trò đánh vào nỗi lo lắng của người tiêu dùng để quảng cáo ấn tượng hơn và tăng doanh thu mà thôi.Thực ra, dầu thực vật vốn từ đầu không chứa cholesterol, chỉ trừ sản phẩm dầu được làm từ bơ.Rất nhiều người gọi bia, nước ngọt là nước giải khát vì chiêu trò quảng cáo của các hãng sản xuất. Thế nhưng, sự thật là chỉ nước lọc mới giúp bạn xóa tan cơn khát. Nguồn ảnh: BrightSideVideo: Nguy cơ đe dọa tính mạng từ biển quảng cáo. Nguồn: VTV24
Nhiều người vẫn tin rằng các loại trái cây có múi như cam, chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất. Thế nhưng, lượng vitamin C trong cam là 60mg/100g.
Trong khi đó có rất nhiều loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C hơn như ớt chuông đỏ chứa 250mg/100g. Súp lơ cũng có vitamin C cao gấp đôi cam (120mg/100g).
Năm 1908, lượng tiêu thụ của trái cam tại Mỹ bị giảm đột ngột gây khó khăn cho người nông dân. Albert Lasker - một trong những "ông tổ" của ngành marketing hiện đại đã xây dựng chiến dịch quảng cáo với nội dung cam là nguồn vitamin C vô cùng bổ dưỡng. Từ đó, loại quả này được "gắn liền" với vitamin C dù sự thật nó không nhiều vitamin C đến thế.
Năm 1947, chiến dịch quảng cáo hoành tráng với thông điệp "Kim cương là vĩnh cửu" của một công ty đá quý đã thành công vang dội khiến mọi người dần có nhận định trao nhẫn kim cương là cách cầu hôn tuyệt vời.
Cho đến đầu thế kỷ 20, thiệp chúc mừng vẫn được gửi độc lập như thư từ thông thường qua bưu điện. Thế nhưng sau một chiến dịch quảng cáo của công ty làm thiệp Hallmark (Mỹ), người ta bắt đầu quen với việc tặng quà và thiệp cùng nhau.
Để tăng doanh số bán hàng, các quảng cáo kem đánh răng bao giờ cũng có hình ảnh kem đánh răng phủ đầy chiếc bàn chải. Hình ảnh này khiến người tiêu dùng tưởng rằng lượng kem đánh răng lý tưởng phải giống như quảng cáo.
Trên thự tế, các nhà khoa học từ lâu đã chỉ ra rằng chúng ta chỉ cần lượng kem vừa đủ và quan trọng nhất vẫn là cách đánh răng như thế nào.
Coca-Cola không sáng tạo ra ông già Noel nhưng công ty này đã giúp nhân vật trở nên phủ sóng và biến thành biểu tượng của Lễ Giáng sinh. Năm 1931, Coca-Cola thực hiện một chiến dịch quảng cáo cho mùa đông với hình tượng ông già Noel được thiết kế lại bởi Haddon Sandblom dựa trên bản gốc trước đó.
Trong các quảng cáo dầu ăn, dù là dầu thực vật, thường sẽ có nội dung "không chứa cholesterol" để người mua an tâm hơn. Đây thực chất chỉ là một chiêu trò đánh vào nỗi lo lắng của người tiêu dùng để quảng cáo ấn tượng hơn và tăng doanh thu mà thôi.
Thực ra, dầu thực vật vốn từ đầu không chứa cholesterol, chỉ trừ sản phẩm dầu được làm từ bơ.
Rất nhiều người gọi bia, nước ngọt là nước giải khát vì chiêu trò quảng cáo của các hãng sản xuất. Thế nhưng, sự thật là chỉ nước lọc mới giúp bạn xóa tan cơn khát. Nguồn ảnh: BrightSide
Video: Nguy cơ đe dọa tính mạng từ biển quảng cáo. Nguồn: VTV24