Không dễ để mua được heo bản bởi mức độ khan hiếm của loại con đặc sản này. Mỗi gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa (Quảng Trị) chỉ nuôi chưa đến 10 con heo bản. Heo được nuôi theo kiểu thả rông, ban ngày phải “bươn chải” tự mình tìm kiếm thức ăn tự nhiên như côn trùng, cây cỏ… ở sông, suối. Tối đến, bà con dân bản gõ xoong, nồi phát ra tiếng động quen thuộc gọi heo về nhà cho ăn chuối và một ít cám gạo “tẩm bổ” thêm.Bà Hồ Thị Một (trú xã Thanh, huyện Hướng Hóa) cho hay, vì ít được chăm sóc nên heo nuôi ở bản chậm lớn. Nếu như heo nuôi ở miền xuôi khoảng 3-4 tháng có thể xuất chuồng với trọng lượng 60-80kg thì heo bản phải mất 7-8 tháng, thậm chí cả năm mới có trọng lượng chừng 30-40kg, giá bán khoảng 3-4 triệu đồng. “Dân mình không có tiền mua thức ăn công nghiệp cho heo đâu. Heo thả rông giữa trời đất, xuống suối tự đào bới, kiếm được thứ gì ăn thứ đó nên chậm lớn, đổi lại heo ở bản thịt chắc lắm. Nhà mình nuôi được 5 con heo, bây giờ người miền xuôi đã đặt cọc hết rồi. Đến khoảng 28, 29 Tết là người ta lên bắt về giết mổ” – bà Một cho hay.Chính vì chất lượng thịt heo bản thơm ngon nên luôn được săn đón mỗi dịp lễ, Tết. Anh Phan Tịnh (trú TP.Đông Hà, Quảng Trị) cho biết, khoảng tháng 10 Âm lịch anh đã phải lên các bản làng đặt cọc tiền để mua heo, chậm chân là hết. “Đồng bào trên đó nuôi heo ít, số lượng có hạn mà nhu cầu thì nhiều nên mình phải đặt cọc sớm. Ăn miếng thịt heo nuôi ở bản thơm ngon, săn chắc. Mua một con về chia cho nhiều gia đình cùng ăn, giá cũng không phải quá đắt” – anh Tịnh nói.Đặc sản heo bản có thể chế biến được rất nhiều món ngon như thịt luộc, thịt nướng, thịt quay… đều toát lên được rõ nét mùi vị thơm ngon của miếng thịt sạch được nuôi thả tự nhiên.
Không dễ để mua được heo bản bởi mức độ khan hiếm của loại con đặc sản này. Mỗi gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa (Quảng Trị) chỉ nuôi chưa đến 10 con heo bản. Heo được nuôi theo kiểu thả rông, ban ngày phải “bươn chải” tự mình tìm kiếm thức ăn tự nhiên như côn trùng, cây cỏ… ở sông, suối. Tối đến, bà con dân bản gõ xoong, nồi phát ra tiếng động quen thuộc gọi heo về nhà cho ăn chuối và một ít cám gạo “tẩm bổ” thêm.
Bà Hồ Thị Một (trú xã Thanh, huyện Hướng Hóa) cho hay, vì ít được chăm sóc nên heo nuôi ở bản chậm lớn. Nếu như heo nuôi ở miền xuôi khoảng 3-4 tháng có thể xuất chuồng với trọng lượng 60-80kg thì heo bản phải mất 7-8 tháng, thậm chí cả năm mới có trọng lượng chừng 30-40kg, giá bán khoảng 3-4 triệu đồng. “Dân mình không có tiền mua thức ăn công nghiệp cho heo đâu. Heo thả rông giữa trời đất, xuống suối tự đào bới, kiếm được thứ gì ăn thứ đó nên chậm lớn, đổi lại heo ở bản thịt chắc lắm. Nhà mình nuôi được 5 con heo, bây giờ người miền xuôi đã đặt cọc hết rồi. Đến khoảng 28, 29 Tết là người ta lên bắt về giết mổ” – bà Một cho hay.
Chính vì chất lượng thịt heo bản thơm ngon nên luôn được săn đón mỗi dịp lễ, Tết. Anh Phan Tịnh (trú TP.Đông Hà, Quảng Trị) cho biết, khoảng tháng 10 Âm lịch anh đã phải lên các bản làng đặt cọc tiền để mua heo, chậm chân là hết. “Đồng bào trên đó nuôi heo ít, số lượng có hạn mà nhu cầu thì nhiều nên mình phải đặt cọc sớm. Ăn miếng thịt heo nuôi ở bản thơm ngon, săn chắc. Mua một con về chia cho nhiều gia đình cùng ăn, giá cũng không phải quá đắt” – anh Tịnh nói.
Đặc sản heo bản có thể chế biến được rất nhiều món ngon như thịt luộc, thịt nướng, thịt quay… đều toát lên được rõ nét mùi vị thơm ngon của miếng thịt sạch được nuôi thả tự nhiên.