Nằm ở các con hẻm trên đường Mẹ Suốt, đường Phạm Như Xương (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), nhiều người dân sống trong khu vực tổ dân phố 33, 14, 21, 37... đã quen với cảnh sống chung với nghĩa địa giữa khu dân cư, cứ mở cửa ra là chạm mặt bia mộ.Theo thống kê của UBND phường Hoà Khánh Nam, trên địa bàn có gần 2.000 ngôi mộ nằm xen kẽ trong các khu dân cư.Nghĩa địa nhỏ nằm lọt thỏm trong khu dân cư. Nhiều người ví von nơi đây là những “khu phố ma”, khi mồ mả còn nhiều hơn cả nhà dân.Nhiều người mới đến khu vực này không khỏi ớn lạnh khi thấy la liệt những ngôi mộ, người sống ở cạnh lăng mộ người đã mất chỉ vài bước chân.Gia đình ông Cư (62 tuổi, ngụ hẻm đường Phạm Như Xương) chuyển về đây ở hơn 20 năm, khi đến nơi các phần mộ đã có. "Khu vực này trước đây là nghĩa địa rộng lớn. Cách đây khoảng 20 năm, nhà ở bắt đầu mọc lên. Ban đầu là những căn nhà ở xa, nhưng khi quỹ đất ngày càng ít đi, nhà nào xây sau thì càng tiến dần nghĩa địa. Hiện tại, nhiều gia đình có mộ nằm trong sân, ngay cửa ra vào. Hy vọng chính quyền sớm có phương án để di dời", ông Cư nói.Một ngôi mộ lớn nằm ngay trước cửa nhà bà Nguyễn Thị Lệ (59 tuổi, sống ở hẻm 22 đường Phạm Như Xương). Theo bà Lệ, mong mỏi lớn nhất của người dân là thành phố sớm di dời mộ hoặc quy hoạch, chỉnh trang lại khu phố.Nhiều nhà dân sống tại con hẻm đường Phạm Như Xương có "mặt tiền" là hàng chục ngôi mộ.Ghi nhận của PV, không chỉ tại quận Liên Chiểu, người dân nhiều quận, huyện khác của Đà Nẵng cũng đang sống giữa các ngôi mộ hàng chục năm qua. Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thông tin, toàn thành phố có 48.800 ngôi mộ xen lẫn chưa được di dời. Trong đó, có khoảng 11.700 ngôi mộ xen kẽ trong khu dân cư, khoảng 37.000 ngôi mộ nằm trong khu vực giải tỏa của các dự án.Từ năm 2010, TP. Đà Nẵng đã có chủ trương di dời mộ trong các khu dân cư về các nghĩa trang tập trung. Địa bàn quận Hải Châu đã hoàn thành việc di dời mộ, quận Thanh Khê còn 8 ngôi mộ xen kẽ trong các khu dân cư. Các quận còn lại còn tương đối nhiều.Năm 2023, UBND TP. Đà Nẵng đề xuất hai hướng giải pháp. Đối với các phần mộ trong khu vực dự án, thực hiện di dời theo tiến độ thi công. Đối với các phần mộ xen kẽ trong khu dân cư, UBND TP. Đà Nẵng giao các quận, huyện xây dựng đề án cụ thể, xác định lộ trình, kinh phí cũng như địa điểm để di dời trình UBND thành phố xem xét phê duyệt.Ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cho biết, quan điểm xuyên suốt của thành phố là phải di dời bằng được những ngôi mộ ra khỏi khu dân cư, tập trung về các nghĩa trang. Thành phố cũng đã bố trí đất tại nghĩa trang Hòa Ninh và nghĩa trang An Châu, đảm bảo đáp ứng được việc di dời tất cả các mộ xen lẫn trong khu dân cư về đây. Kế hoạch đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các quận, huyện lên phương án, lộ trình cụ thể.
Nằm ở các con hẻm trên đường Mẹ Suốt, đường Phạm Như Xương (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), nhiều người dân sống trong khu vực tổ dân phố 33, 14, 21, 37... đã quen với cảnh sống chung với nghĩa địa giữa khu dân cư, cứ mở cửa ra là chạm mặt bia mộ.
Theo thống kê của UBND phường Hoà Khánh Nam, trên địa bàn có gần 2.000 ngôi mộ nằm xen kẽ trong các khu dân cư.
Nghĩa địa nhỏ nằm lọt thỏm trong khu dân cư. Nhiều người ví von nơi đây là những “khu phố ma”, khi mồ mả còn nhiều hơn cả nhà dân.
Nhiều người mới đến khu vực này không khỏi ớn lạnh khi thấy la liệt những ngôi mộ, người sống ở cạnh lăng mộ người đã mất chỉ vài bước chân.
Gia đình ông Cư (62 tuổi, ngụ hẻm đường Phạm Như Xương) chuyển về đây ở hơn 20 năm, khi đến nơi các phần mộ đã có. "Khu vực này trước đây là nghĩa địa rộng lớn. Cách đây khoảng 20 năm, nhà ở bắt đầu mọc lên. Ban đầu là những căn nhà ở xa, nhưng khi quỹ đất ngày càng ít đi, nhà nào xây sau thì càng tiến dần nghĩa địa. Hiện tại, nhiều gia đình có mộ nằm trong sân, ngay cửa ra vào. Hy vọng chính quyền sớm có phương án để di dời", ông Cư nói.
Một ngôi mộ lớn nằm ngay trước cửa nhà bà Nguyễn Thị Lệ (59 tuổi, sống ở hẻm 22 đường Phạm Như Xương). Theo bà Lệ, mong mỏi lớn nhất của người dân là thành phố sớm di dời mộ hoặc quy hoạch, chỉnh trang lại khu phố.
Nhiều nhà dân sống tại con hẻm đường Phạm Như Xương có "mặt tiền" là hàng chục ngôi mộ.
Ghi nhận của PV, không chỉ tại quận Liên Chiểu, người dân nhiều quận, huyện khác của Đà Nẵng cũng đang sống giữa các ngôi mộ hàng chục năm qua. Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thông tin, toàn thành phố có 48.800 ngôi mộ xen lẫn chưa được di dời. Trong đó, có khoảng 11.700 ngôi mộ xen kẽ trong khu dân cư, khoảng 37.000 ngôi mộ nằm trong khu vực giải tỏa của các dự án.
Từ năm 2010, TP. Đà Nẵng đã có chủ trương di dời mộ trong các khu dân cư về các nghĩa trang tập trung. Địa bàn quận Hải Châu đã hoàn thành việc di dời mộ, quận Thanh Khê còn 8 ngôi mộ xen kẽ trong các khu dân cư. Các quận còn lại còn tương đối nhiều.
Năm 2023, UBND TP. Đà Nẵng đề xuất hai hướng giải pháp. Đối với các phần mộ trong khu vực dự án, thực hiện di dời theo tiến độ thi công. Đối với các phần mộ xen kẽ trong khu dân cư, UBND TP. Đà Nẵng giao các quận, huyện xây dựng đề án cụ thể, xác định lộ trình, kinh phí cũng như địa điểm để di dời trình UBND thành phố xem xét phê duyệt.
Ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cho biết, quan điểm xuyên suốt của thành phố là phải di dời bằng được những ngôi mộ ra khỏi khu dân cư, tập trung về các nghĩa trang. Thành phố cũng đã bố trí đất tại nghĩa trang Hòa Ninh và nghĩa trang An Châu, đảm bảo đáp ứng được việc di dời tất cả các mộ xen lẫn trong khu dân cư về đây. Kế hoạch đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các quận, huyện lên phương án, lộ trình cụ thể.