334.200 USD tiền mặt của bà Ana.
Sau nhiều thập kỷ vất vả tích cóp từng xu, giá trị khối tài sản bà Ana tiết kiệm được giờ “teo tóp” lại chỉ còn 22 cọc tờ 100 USD cong queo, mà nếu xếp chồng lên nhau thì chúng cao chẳng quá 2 gang tay.
Nhà giáo nghỉ hưu chia sẻ: “Ở đây hầu như không có tín dụng ngân hàng và ai cũng phải tự giữ tiền của mình, tôi đã tiết kiệm hơn 20 năm để mua mảnh đất đó”. Được biết, ở Argentina, các ngân hàng phần lớn không cho vay hay cấp vốn, và mọi người phải tiết kiệm đủ tiền mới mua được nhà hoặc xe.
Đương nhiên là những giao dịch tiền mặt lớn như vậy luôn có những rủi ro như bị cướp hoặc lừa đảo, tuy nhiên, chẳng người dân nào đi thuê bảo vệ cho những lần mua bán như vậy.
Câu chuyện của bà Ana chỉ là một trong nhiều điểm “độc lạ” của nền kinh tế Argentina, nơi mà lạm phát đã vượt 100% và đang cao nhất kể từ đầu thập niên 90. Ngày 15/5 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Argentina thậm chí đã phải nâng lãi suất lên 97% để đối phó với lạm phát.
Khi giá cả không còn ý nghĩa
Một trong số những vấn đề đau đầu nhất do lạm phát phi mã gây ra là không ai biết giá của bất kỳ thứ gì.
Ông Guido Mazzei - một người quản lý các căn hộ cho thuê ngắn hạn ở trung tâm thủ đô Buenos Aires - cho biết: “Giá cả tăng lên mỗi ngày đến mức bạn chẳng biết chúng có giá bao nhiêu”.
“Bạn sẽ không bao giờ mua sắm ở một nơi cố định mà phải so sánh giá ở 5-6 siêu thị khác nhau. Việc đi mua sắm giống như cuộc truy tìm kho báu vậy. Siêu thị này để mua xà phòng, cửa hàng kia để mua trứng… Và cuối cùng, bạn trả tiền mà chẳng biết nó đắt hay rẻ”, người đàn ông 39 tuổi tỏ ra hậm hực.
Trong khi đó, ông Rudy Rindlisbacher - chủ sở hữu của một doanh nghiệp khung thép - thì cho rằng nhiệm vụ định giá cũng phức tạp không kém. Mỗi tháng, ông và con trai mình sẽ cùng ngồi lại để điều chỉnh bảng giá dựa trên giá chính thức của đồng USD.
“Việc này rất phức tạp vì không có cách nào để biết trước giá của một sản phẩm tại thời điểm nhập hàng. Các công ty lớn có thể giữ hàng và chỉ đưa lên kệ khi biết giá, nhưng những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi vẫn phải bán vì chúng tôi cần phải sống”, ông chia sẻ.Chẳng ai biết giá cả cụ thể cho từng món đồ ở Argentina là bao nhiêu.
Thậm chí, ông Eduardo Rad - một tài xế đến từ tây bắc Argentina - cho biết việc nhận đặt hàng cũng là một “canh bạc rủi ro”. Ngoài lái xe, ông còn kiếm tiền bằng công việc khắc móc chìa khoá, bút, bật lửa và một số sản phẩm nhỏ khác.
Theo ông, giả sử một công ty đặt mua 200 chiếc bút và ông Eduardo Rad báo giá cho họ rồi 2 bên chốt thỏa thuận. Thì sau khi mua hàng và khắc những chiếc bút, giá thành có thể nhanh chóng thay đổi khiến ông Rad mất một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận.
Cuộc khủng hoảng không hồi kết
Trước cuộc Đại Suy thoái năm 1930, Argentina nằm trong số 10 quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, kể từ những năm 1950, nơi này đã chìm vào suy thoái dài hạn, và hiện tại, cứ 10 người Argentina thì có hơn 4 người sống trong nghèo khó.
Lạm phát tại Argentina cũng đã vượt mức ba chữ số khi ngân hàng trung ương tại đây tiếp tục in thêm đồng peso để đối phó tình trạng bội chi. Cộng hưởng thêm từ cú sốc giá toàn cầu sau xung đột tại Ukraine, đồng tiền này liên tục mất giá.
Dù các nhà phân tích vẫn còn những quan điểm trái chiều để giải quyết tình hình, hầu hết họ đều đồng ý rằng thiếu nỗ lực chính trị là một vấn đề quan trọng.
Giảng viên kinh tế Adam Fabry tại Đại học Quốc gia Chilecito ở Cordoba cho biết: “Lịch sử lạm phát tại Argentina kéo dài đến mức nhiều thế hệ nghĩ rằng lạm phát 30% là mức bình thường”.
Trong khi đó, tiến sĩ Benjamin Gedan của Trung tâm Wilson cảnh báo mức lạm phát vượt 100% là dấu hiệu nguy hiểm cho nền kinh tế. “Đúng là người dân Argentina đã thích nghi với môi trường lạm phát cao. Nhưng thực ra lạm phát 20-30% là điều không tưởng đối với các nền kinh tế khác”, ông nói.1.000 peso - tờ tiền Argentina có mệnh giá lớn nhất - giờ chỉ tương đương 2,4 USD trên thị trường chợ đen.
Mặc dù giá cả lên xuống từng ngày, người dân Argentina vẫn chi tiêu rất nhiệt tình. Tiến sĩ Gedan cho biết: “Bạn sẽ thấy các nhà hàng ở Buenos Aires đầy ắp khách nhưng không phải vì mọi người ăn nên làm ra, thực tế họ đang ‘quema la plata’, nghĩa là đốt tiền”.
Rất nhiều người dân Argentina chi tiêu như thể đây là cơ hội cuối cùng. Họ mua trả góp mọi thứ, từ khăn tắm đến tivi. Bởi vì miễn là tính bằng đồng peso thì hàng hóa có giá trị hơn tiền.
Chủ doanh nghiệp thép Rudy Rindlisbacher chia sẻ: “Tôi mua một chiếc Toyota HiLux 2018 cách đây một năm rưỡi với giá 4,5 triệu peso. 6 tháng sau, nó có giá 7,5 triệu peso. Bây giờ là gần 12 triệu peso. Do đó, cách duy nhất để tiết kiệm là mua hàng hoá”.
334.200 USD tiền mặt của bà Ana.
Sau nhiều thập kỷ vất vả tích cóp từng xu, giá trị khối tài sản bà Ana tiết kiệm được giờ “teo tóp” lại chỉ còn 22 cọc tờ 100 USD cong queo, mà nếu xếp chồng lên nhau thì chúng cao chẳng quá 2 gang tay.
Nhà giáo nghỉ hưu chia sẻ: “Ở đây hầu như không có tín dụng ngân hàng và ai cũng phải tự giữ tiền của mình, tôi đã tiết kiệm hơn 20 năm để mua mảnh đất đó”. Được biết, ở Argentina, các ngân hàng phần lớn không cho vay hay cấp vốn, và mọi người phải tiết kiệm đủ tiền mới mua được nhà hoặc xe.
Đương nhiên là những giao dịch tiền mặt lớn như vậy luôn có những rủi ro như bị cướp hoặc lừa đảo, tuy nhiên, chẳng người dân nào đi thuê bảo vệ cho những lần mua bán như vậy.
Câu chuyện của bà Ana chỉ là một trong nhiều điểm “độc lạ” của nền kinh tế Argentina, nơi mà lạm phát đã vượt 100% và đang cao nhất kể từ đầu thập niên 90. Ngày 15/5 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Argentina thậm chí đã phải nâng lãi suất lên 97% để đối phó với lạm phát.
Khi giá cả không còn ý nghĩa
Một trong số những vấn đề đau đầu nhất do lạm phát phi mã gây ra là không ai biết giá của bất kỳ thứ gì.
Ông Guido Mazzei - một người quản lý các căn hộ cho thuê ngắn hạn ở trung tâm thủ đô Buenos Aires - cho biết: “Giá cả tăng lên mỗi ngày đến mức bạn chẳng biết chúng có giá bao nhiêu”.
“Bạn sẽ không bao giờ mua sắm ở một nơi cố định mà phải so sánh giá ở 5-6 siêu thị khác nhau. Việc đi mua sắm giống như cuộc truy tìm kho báu vậy. Siêu thị này để mua xà phòng, cửa hàng kia để mua trứng… Và cuối cùng, bạn trả tiền mà chẳng biết nó đắt hay rẻ”, người đàn ông 39 tuổi tỏ ra hậm hực.
Trong khi đó, ông Rudy Rindlisbacher - chủ sở hữu của một doanh nghiệp khung thép - thì cho rằng nhiệm vụ định giá cũng phức tạp không kém. Mỗi tháng, ông và con trai mình sẽ cùng ngồi lại để điều chỉnh bảng giá dựa trên giá chính thức của đồng USD.
“Việc này rất phức tạp vì không có cách nào để biết trước giá của một sản phẩm tại thời điểm nhập hàng. Các công ty lớn có thể giữ hàng và chỉ đưa lên kệ khi biết giá, nhưng những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi vẫn phải bán vì chúng tôi cần phải sống”, ông chia sẻ.
Chẳng ai biết giá cả cụ thể cho từng món đồ ở Argentina là bao nhiêu.
Thậm chí, ông Eduardo Rad - một tài xế đến từ tây bắc Argentina - cho biết việc nhận đặt hàng cũng là một “canh bạc rủi ro”. Ngoài lái xe, ông còn kiếm tiền bằng công việc khắc móc chìa khoá, bút, bật lửa và một số sản phẩm nhỏ khác.
Theo ông, giả sử một công ty đặt mua 200 chiếc bút và ông Eduardo Rad báo giá cho họ rồi 2 bên chốt thỏa thuận. Thì sau khi mua hàng và khắc những chiếc bút, giá thành có thể nhanh chóng thay đổi khiến ông Rad mất một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận.
Cuộc khủng hoảng không hồi kết
Trước cuộc Đại Suy thoái năm 1930, Argentina nằm trong số 10 quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, kể từ những năm 1950, nơi này đã chìm vào suy thoái dài hạn, và hiện tại, cứ 10 người Argentina thì có hơn 4 người sống trong nghèo khó.
Lạm phát tại Argentina cũng đã vượt mức ba chữ số khi ngân hàng trung ương tại đây tiếp tục in thêm đồng peso để đối phó tình trạng bội chi. Cộng hưởng thêm từ cú sốc giá toàn cầu sau xung đột tại Ukraine, đồng tiền này liên tục mất giá.
Dù các nhà phân tích vẫn còn những quan điểm trái chiều để giải quyết tình hình, hầu hết họ đều đồng ý rằng thiếu nỗ lực chính trị là một vấn đề quan trọng.
Giảng viên kinh tế Adam Fabry tại Đại học Quốc gia Chilecito ở Cordoba cho biết: “Lịch sử lạm phát tại Argentina kéo dài đến mức nhiều thế hệ nghĩ rằng lạm phát 30% là mức bình thường”.
Trong khi đó, tiến sĩ Benjamin Gedan của Trung tâm Wilson cảnh báo mức lạm phát vượt 100% là dấu hiệu nguy hiểm cho nền kinh tế. “Đúng là người dân Argentina đã thích nghi với môi trường lạm phát cao. Nhưng thực ra lạm phát 20-30% là điều không tưởng đối với các nền kinh tế khác”, ông nói.
1.000 peso - tờ tiền Argentina có mệnh giá lớn nhất - giờ chỉ tương đương 2,4 USD trên thị trường chợ đen.
Mặc dù giá cả lên xuống từng ngày, người dân Argentina vẫn chi tiêu rất nhiệt tình. Tiến sĩ Gedan cho biết: “Bạn sẽ thấy các nhà hàng ở Buenos Aires đầy ắp khách nhưng không phải vì mọi người ăn nên làm ra, thực tế họ đang ‘quema la plata’, nghĩa là đốt tiền”.
Rất nhiều người dân Argentina chi tiêu như thể đây là cơ hội cuối cùng. Họ mua trả góp mọi thứ, từ khăn tắm đến tivi. Bởi vì miễn là tính bằng đồng peso thì hàng hóa có giá trị hơn tiền.
Chủ doanh nghiệp thép Rudy Rindlisbacher chia sẻ: “Tôi mua một chiếc Toyota HiLux 2018 cách đây một năm rưỡi với giá 4,5 triệu peso. 6 tháng sau, nó có giá 7,5 triệu peso. Bây giờ là gần 12 triệu peso. Do đó, cách duy nhất để tiết kiệm là mua hàng hoá”.