Ông Behrouz Borna (phó giám đốc cơ quan khảo sát địa chất Iran) cho biết trữ lượng vàng của Iran ước tính 340 tấn. Iran đứng thứ 12 châu Á và thứ 42 thế giới về trữ lượng vàng.Năm 2012, hãng tin Fars dẫn lời ông Borna cho hay Iran có 68 loại khoáng sản khác nhau. Theo số liệu của World Bank, GDP của Iran năm 2017 là hơn 454 tỷ USD và GDP bình quân đầu người của nước này là 5.593,854 USD/năm (~130 triệu đồng/năm).Trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, nông nghiệp chiếm hơn 9,1%. World Bank cho hay, nền kinh tế Iran đặc trưng với lĩnh vực khai thác hydrocarbon, nông nghiệp và dịch vụ, sản xuất chế tạo, dịch vụ tài chính. Chính phủ Iran đã thực hiện đa dạng hóa nền kinh tế.Iran cũng có ngành công nghiệp ô tô. Theo hãng thông tấn Fars, nước này sản xuất hơn 1 triệu xe hơi và xe thương mại trong năm 2014, trong đó có 925.975 chiếc xe hơi. Sản lượng ô tô của Iran tăng 46,7% trong năm 2014 so với năm 2013.IKCO Samand được xem là "xe quốc gia" do công ty Iran Khodro (IKCO) sản xuất. Ngành công nghiệp ô tô Iran phát triển trong hơn 5 thập kỷ. Năm 2011, nước này từng sản xuất hơn 1,6 triệu ô tô. Xe hơi Iran cũng được xuất khẩu sang các nước khác.Iran đứng thứ hai thế giới về trữ lượng khí đốt thiên nhiên, thứ tư về trữ lượng dầu thô. Theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, trữ lượng dầu thô của Iran là 1853,4 tỷ thùng. Masjid-i-Sulaiman là giếng dầu đầu tiên của Iran được phát hiện năm 1908.Ngày 10/8/2018, hãng thông tấn Mehr cho biết quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán kinh tế Iran sẽ vượt qua Tây Ban Nha, Ả Rập Saudi và Canada trở thành nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới trong năm 2021 tức vượt 3 bậc so với hiện nay. Theo dự đoán, GDP của Iran năm 2021 là 2095 tỷ USD sẽ cao hơn Tây Ban Nha, Canada và Ả Rập Saudi.Theo số liệu tháng 4/2018, thống kê của Spectator Index cho thấy chỉ số tăng trưởng GDP của Iran xếp thứ 10 châu Á ở mức 4% kể từ đầu năm 2018. Iran là nước sản xuất nhiều saffron nhất thế giới. Đây được ví là "vàng đỏ" với giá bán lên đến hàng trăm triệu đồng/kg và được xuất khẩu sang nhiều nước.
Ông Behrouz Borna (phó giám đốc cơ quan khảo sát địa chất Iran) cho biết trữ lượng vàng của Iran ước tính 340 tấn. Iran đứng thứ 12 châu Á và thứ 42 thế giới về trữ lượng vàng.
Năm 2012, hãng tin Fars dẫn lời ông Borna cho hay Iran có 68 loại khoáng sản khác nhau. Theo số liệu của World Bank, GDP của Iran năm 2017 là hơn 454 tỷ USD và GDP bình quân đầu người của nước này là 5.593,854 USD/năm (~130 triệu đồng/năm).
Trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, nông nghiệp chiếm hơn 9,1%. World Bank cho hay, nền kinh tế Iran đặc trưng với lĩnh vực khai thác hydrocarbon, nông nghiệp và dịch vụ, sản xuất chế tạo, dịch vụ tài chính. Chính phủ Iran đã thực hiện đa dạng hóa nền kinh tế.
Iran cũng có ngành công nghiệp ô tô. Theo hãng thông tấn Fars, nước này sản xuất hơn 1 triệu xe hơi và xe thương mại trong năm 2014, trong đó có 925.975 chiếc xe hơi. Sản lượng ô tô của Iran tăng 46,7% trong năm 2014 so với năm 2013.
IKCO Samand được xem là "xe quốc gia" do công ty Iran Khodro (IKCO) sản xuất. Ngành công nghiệp ô tô Iran phát triển trong hơn 5 thập kỷ. Năm 2011, nước này từng sản xuất hơn 1,6 triệu ô tô. Xe hơi Iran cũng được xuất khẩu sang các nước khác.
Iran đứng thứ hai thế giới về trữ lượng khí đốt thiên nhiên, thứ tư về trữ lượng dầu thô. Theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, trữ lượng dầu thô của Iran là 1853,4 tỷ thùng. Masjid-i-Sulaiman là giếng dầu đầu tiên của Iran được phát hiện năm 1908.
Ngày 10/8/2018, hãng thông tấn Mehr cho biết quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán kinh tế Iran sẽ vượt qua Tây Ban Nha, Ả Rập Saudi và Canada trở thành nền kinh tế lớn thứ 15 thế giới trong năm 2021 tức vượt 3 bậc so với hiện nay. Theo dự đoán, GDP của Iran năm 2021 là 2095 tỷ USD sẽ cao hơn Tây Ban Nha, Canada và Ả Rập Saudi.
Theo số liệu tháng 4/2018, thống kê của Spectator Index cho thấy chỉ số tăng trưởng GDP của Iran xếp thứ 10 châu Á ở mức 4% kể từ đầu năm 2018. Iran là nước sản xuất nhiều saffron nhất thế giới. Đây được ví là "vàng đỏ" với giá bán lên đến hàng trăm triệu đồng/kg và được xuất khẩu sang nhiều nước.