Ngôi nhà từ đường của dòng họ Nguyễn Viết ở làng Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, được xây dựng từ 300 năm trước.Cổng tam quan vào từ đường của dòng họ Nguyễn Viết. Cổng ở giữa chỉ dành cho bậc có chức sắc trong họ đi qua. Các thành viên khác sẽ đi sang 2 cổng phụ bên cạnh. Đây là nguyên tắc được truyền qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn được con cháu thực hiện nghiêm ngặt.Ông Nguyễn Viết Thắng - người trực tiếp trông coi cho biết, nhà từ đường được xây dựng cách đây 300 năm, gắn liền với sự nghiệp và cuộc đời của Thượng thư Nguyễn Viết Thứ (đời thứ 8 của dòng họ Nguyễn Viết ở Sơn Đồng. Hiện, dòng họ đã đến đời thứ 23).Hoành phi, câu đối và bức thiều châu đều dát vàng. Đây là các sản phẩm đặc trưng của làng nghề Sơn Đồng, do các nghệ nhân chế tác.Nhiều hiện vật trong từ đường được giữ nguyên vẹn suốt hàng trăm năm. Trong đó nhiều cổ vật có niên đại từ thời Lê Trung Hưng. Tất cả cột chống, xà ngang... làm từ gỗ lim, bền vững suốt mấy trăm năm.Một đạo sắc phong của vua ban cho Thượng thư Nguyễn Viết Thứ (1644-1692) treo trang trọng trong gian tiếp khách.Thượng thư Nguyễn Viết Thứ có kiến thức uyên bác, giỏi về địa lý nên khi xây dựng nhà từ đường rất chú trọng đến kiến trúc, phong thủy.Khu nhà được dựng theo lối kiến trúc: Tiền tế, hậu cung - tức bên ngoài là gian tiếp khách, bên trong là cung, phục vụ cho thờ tự. Hai gian có hệ thống cột đối xứng nhau. Thân cột chạm khắc vân mây và hình rồng uốn lượn.Nếu như gian tiếp khách không có cửa, gian hậu cung lại được làm hệ thống cửa bức bàn, phần trên trổ họa tiết. Mỗi bộ cửa gồm 4 cánh có thể tháo rời. Khi lễ tế, dòng họ Nguyễn Viết sẽ trải thảm đỏ từ ngoài vào trong gian này. Hậu cung chỉ mở vào những ngày quan trọng.Bộ ban thờ và hai con hươu cổ bằng loại gỗ quý hiếm, có mùi thơm đặc trưng. Theo tư liệu của dòng họ, hai con hươu là món quà của vua nhà Thanh tặng Thượng thư Nguyễn Viết Thứ trong một lần đi sứ.Nơi các cụ cao niên, có chức sắc ngồi họp bàn, nghị sự công việc cho dòng họ. Hoặc vào những dịp giỗ Tổ, chỉ các cụ có vai vế mới được ngồi ăn ở đây.Lối cửa phụ vào nhà từ đường được chủ nhân trồng giàn hoa tigôn, lấy bóng râm che nắng vào những ngày hè oi ả.Hàng rào nhuốm màu thời gian bao quanh khuôn viên nhà cổ. Ông Thắng thông tin, việc cơi nới, sửa chữa nhà từ đường đều được làm theo nguyên tắc và quy định của pháp luật về bảo tồn Di tích lịch sử - văn hóa. Các hạng mục được con cháu bàn bạc rồi làm đề xuất trình lên cơ quan có thẩm quyền.Bà Nghiêm Thị Dần (83 tuổi), dâu trưởng đời thứ 19 của dòng họ cho hay: "Nhiều năm nay, nhà từ đường của chúng tôi trở thành địa điểm thăm quan du lịch của các đoàn khách yêu văn hóa cổ truyền. Dòng họ Nguyễn Viết thay nhau bảo vệ, giữ gìn các hiện vật nhằm mục đích lưu lại những giá trị văn hóa cho các thế hệ. Đồng thời nhắc nhở con cháu 3 việc. Thứ nhất: Noi gương, tiếp tục truyền thống học tập như các cụ đời trước. Thứ 2: Thể hiện tinh thần đoàn kết của dòng tộc. Thứ 3: Song song với học tập, mọi người cùng lưu giữ và phát triển nghề cổ truyền cha ông để lại.Tên cụ Nguyễn Viết Thứ có trong văn bia Tiến sĩ tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Con cháu chụp ảnh, trưng bày ở nhà từ đường để giới thiệu đến du khách về truyền thống của dòng tộc.
Diệu Bình - Ngọc Trang
Ngôi nhà từ đường của dòng họ Nguyễn Viết ở làng Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, được xây dựng từ 300 năm trước.
Cổng tam quan vào từ đường của dòng họ Nguyễn Viết. Cổng ở giữa chỉ dành cho bậc có chức sắc trong họ đi qua. Các thành viên khác sẽ đi sang 2 cổng phụ bên cạnh. Đây là nguyên tắc được truyền qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn được con cháu thực hiện nghiêm ngặt.
Ông Nguyễn Viết Thắng - người trực tiếp trông coi cho biết, nhà từ đường được xây dựng cách đây 300 năm, gắn liền với sự nghiệp và cuộc đời của Thượng thư Nguyễn Viết Thứ (đời thứ 8 của dòng họ Nguyễn Viết ở Sơn Đồng. Hiện, dòng họ đã đến đời thứ 23).
Hoành phi, câu đối và bức thiều châu đều dát vàng. Đây là các sản phẩm đặc trưng của làng nghề Sơn Đồng, do các nghệ nhân chế tác.
Nhiều hiện vật trong từ đường được giữ nguyên vẹn suốt hàng trăm năm. Trong đó nhiều cổ vật có niên đại từ thời Lê Trung Hưng. Tất cả cột chống, xà ngang... làm từ gỗ lim, bền vững suốt mấy trăm năm.
Một đạo sắc phong của vua ban cho Thượng thư Nguyễn Viết Thứ (1644-1692) treo trang trọng trong gian tiếp khách.
Thượng thư Nguyễn Viết Thứ có kiến thức uyên bác, giỏi về địa lý nên khi xây dựng nhà từ đường rất chú trọng đến kiến trúc, phong thủy.
Khu nhà được dựng theo lối kiến trúc: Tiền tế, hậu cung - tức bên ngoài là gian tiếp khách, bên trong là cung, phục vụ cho thờ tự. Hai gian có hệ thống cột đối xứng nhau. Thân cột chạm khắc vân mây và hình rồng uốn lượn.
Nếu như gian tiếp khách không có cửa, gian hậu cung lại được làm hệ thống cửa bức bàn, phần trên trổ họa tiết. Mỗi bộ cửa gồm 4 cánh có thể tháo rời. Khi lễ tế, dòng họ Nguyễn Viết sẽ trải thảm đỏ từ ngoài vào trong gian này. Hậu cung chỉ mở vào những ngày quan trọng.
Bộ ban thờ và hai con hươu cổ bằng loại gỗ quý hiếm, có mùi thơm đặc trưng. Theo tư liệu của dòng họ, hai con hươu là món quà của vua nhà Thanh tặng Thượng thư Nguyễn Viết Thứ trong một lần đi sứ.
Nơi các cụ cao niên, có chức sắc ngồi họp bàn, nghị sự công việc cho dòng họ. Hoặc vào những dịp giỗ Tổ, chỉ các cụ có vai vế mới được ngồi ăn ở đây.
Lối cửa phụ vào nhà từ đường được chủ nhân trồng giàn hoa tigôn, lấy bóng râm che nắng vào những ngày hè oi ả.
Hàng rào nhuốm màu thời gian bao quanh khuôn viên nhà cổ. Ông Thắng thông tin, việc cơi nới, sửa chữa nhà từ đường đều được làm theo nguyên tắc và quy định của pháp luật về bảo tồn Di tích lịch sử - văn hóa. Các hạng mục được con cháu bàn bạc rồi làm đề xuất trình lên cơ quan có thẩm quyền.
Bà Nghiêm Thị Dần (83 tuổi), dâu trưởng đời thứ 19 của dòng họ cho hay: "Nhiều năm nay, nhà từ đường của chúng tôi trở thành địa điểm thăm quan du lịch của các đoàn khách yêu văn hóa cổ truyền. Dòng họ Nguyễn Viết thay nhau bảo vệ, giữ gìn các hiện vật nhằm mục đích lưu lại những giá trị văn hóa cho các thế hệ. Đồng thời nhắc nhở con cháu 3 việc. Thứ nhất: Noi gương, tiếp tục truyền thống học tập như các cụ đời trước. Thứ 2: Thể hiện tinh thần đoàn kết của dòng tộc. Thứ 3: Song song với học tập, mọi người cùng lưu giữ và phát triển nghề cổ truyền cha ông để lại.
Tên cụ Nguyễn Viết Thứ có trong văn bia Tiến sĩ tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Con cháu chụp ảnh, trưng bày ở nhà từ đường để giới thiệu đến du khách về truyền thống của dòng tộc.
Diệu Bình - Ngọc Trang