Cầu Phố Viên (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày gần đây đã được lập tới ra rào chắn cứng để hạn chế người dân đi lại.Phương án này nhằm giảm nhân lực trực tiếp phải ra trực chốt nhưng cũng gặp nhiều bất cập khi người dân cố tình không tuân thủ.Rào chắn cứng chỉ có tác dụng ngăn người dân không di chuyển bằng phương tiện từ vùng đỏ sang vùng xanh.Tuy nhiên, việc không có người trực chốt lại không ngăn được người dân… thông chốt.Theo ghi nhận của PV báo Tri thức và Cuộc sống, lực lượng chức năng đã áp dụng nhiều cách để hạn chế đi lại, kể cả mắc dây thép gai ở rào chắn.Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn như những “lính đặc nhiệm” luồn lách chui qua hàng rào dây thép gai.Việc vượt rào này chỉ đơn giản là mục đích… đi chợ.Nhiều người dân ở đây cho biết, do địa bàn bị ngăn cách bởi Sông Nhuệ nên nếu ngăn cầu thì phải đi vòng rất xa mới tới được chợ.Không chấp nhận cảnh “gần nhà xa ngõ” nên nhiều người vẫn “vượt rào” để mua bán.Thậm chí, hàng hoá thực phẩm còn được tiểu thương mang tới tận rào chắn để rao cho người mua.Việc mua bán, giao dịch diễn ra ngay tại rào chắn mà không có bất kỳ sự kiểm soát nào.Cảnh người dân liều mình vòng qua thành cầu để vượt sông.
Cầu Phố Viên (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày gần đây đã được lập tới ra rào chắn cứng để hạn chế người dân đi lại.
Phương án này nhằm giảm nhân lực trực tiếp phải ra trực chốt nhưng cũng gặp nhiều bất cập khi người dân cố tình không tuân thủ.
Rào chắn cứng chỉ có tác dụng ngăn người dân không di chuyển bằng phương tiện từ vùng đỏ sang vùng xanh.
Tuy nhiên, việc không có người trực chốt lại không ngăn được người dân… thông chốt.
Theo ghi nhận của PV báo Tri thức và Cuộc sống, lực lượng chức năng đã áp dụng nhiều cách để hạn chế đi lại, kể cả mắc dây thép gai ở rào chắn.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn như những “lính đặc nhiệm” luồn lách chui qua hàng rào dây thép gai.
Việc vượt rào này chỉ đơn giản là mục đích… đi chợ.
Nhiều người dân ở đây cho biết, do địa bàn bị ngăn cách bởi Sông Nhuệ nên nếu ngăn cầu thì phải đi vòng rất xa mới tới được chợ.
Không chấp nhận cảnh “gần nhà xa ngõ” nên nhiều người vẫn “vượt rào” để mua bán.
Thậm chí, hàng hoá thực phẩm còn được tiểu thương mang tới tận rào chắn để rao cho người mua.
Việc mua bán, giao dịch diễn ra ngay tại rào chắn mà không có bất kỳ sự kiểm soát nào.
Cảnh người dân liều mình vòng qua thành cầu để vượt sông.