Cây năn bộp vốn là một loài cỏ dại mọc khắp cánh đồng miền Tây, xưa kia những người dân nghèo thường bứt đọt năn ăn cho qua bữa. Từ đó về sau, người dân miền Tây Nam Bộ đã lưu truyền và chế biến thêm nhiều món ăn mới hấp dẫn từ loài cỏ năn bộp. (Ảnh: I.T).Cây năn bộp có cọng nhỏ, đầu nhọn như cây chông và có màu xanh đậm, mọc trên vùng nước cạn hoặc nhiễm phèn vàng, có củ, thân nhỏ. (Ảnh: Thương hiệu&Sản phẩm).Cứ mỗi mùa mưa năn bộp mọc chen trong ruộng lúa hoặc ken dày trên các vùng đất hoang trũng. (Ảnh: Nguyệt Nhi).Có 2 thứ trên cây năn bộp có thể chế biến thành món ăn, gồm: Đọt năn (là đoạn dài 5-10 cm ở gần gốc, màu vàng nâu xỉn vì nhiễm phèn nhưng khi bóc ra lấy phần non thì có màu trắng ngà, nhẹ bỗng như xốp và dài chừng 3 tấc; (Ảnh: Nguyệt Nhi).Mầm năn (là những đoạn chồi non của cây dài khoảng 2 đốt ngón tay người lớn, sếu đầu đỏ rất thích mổ ăn) và cuối cùng là củ năn, có trong những tháng mùa khô. (Ảnh: Dân Việt).Ở Việt Nam, cây năn phát triển mạnh ở các vùng ven sông nước đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt nhất là ở Bạc Liêu và Sóc Trăng. (Ảnh: Sưu tầm).Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một số nông dân ở tỉnh Bạc Liêu còn trồng cây năn bộp với diện tích lớn, thu hoạch quanh năm và bán khắp mọi miền đất nước. (Ảnh: VOV).Gần 7 năm trồng cây năn bộp, đến nay, gia đình ông Cao Văn Sáu Nhỏ (ở khóm Vĩnh Tiền, phường 3, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) có được cuộc sống khá ổn định. (Ảnh: Sưu tầm).Ông Nhỏ chia sẻ, hiện nay, mỗi ngày ông thu trên 100kg năn bộp, với giá bán sỉ cho thương lái từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, trừ chi phí xong, ông còn lời từ gần 400.000 đồng - 500.000 đồng/ngày. (Ảnh: Sưu tầm).Đọt năn được chế biến thành nhiều món. Rau năn có vị ngọt thanh, có hậu và hơi ngai ngái mùi phèn mặn và mùi khói rơm rạ đốt trên đồng. (Ảnh: Sưu tầm).Theo Đông y năn có tính bình, hỗ trợ tỳ vị, có nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Những gốc năn bóc tách hết vỏ vàng nâu bên ngoài lấy phần non màu trắng như trứng gà để làm rau ăn sống, trộn gỏi, xào, nấu canh, nhúng lẩu, làm dưa... và món nào cũng ngon đặc biệt. (Ảnh: Pháp luật và Bạn đọc).Ngoài ra, còn có món rau năn xào với phương thức chế biến rất phong phú: Năn xào thịt trâu, năn xào măng tây hay măng vòi, năn xào thịt vịt, năn xào gà đất, năn xào nghêu,… (Ảnh: Sưu tầm).
Cây năn bộp vốn là một loài cỏ dại mọc khắp cánh đồng miền Tây, xưa kia những người dân nghèo thường bứt đọt năn ăn cho qua bữa. Từ đó về sau, người dân miền Tây Nam Bộ đã lưu truyền và chế biến thêm nhiều món ăn mới hấp dẫn từ loài cỏ năn bộp. (Ảnh: I.T).
Cây năn bộp có cọng nhỏ, đầu nhọn như cây chông và có màu xanh đậm, mọc trên vùng nước cạn hoặc nhiễm phèn vàng, có củ, thân nhỏ. (Ảnh: Thương hiệu&Sản phẩm).
Cứ mỗi mùa mưa năn bộp mọc chen trong ruộng lúa hoặc ken dày trên các vùng đất hoang trũng. (Ảnh: Nguyệt Nhi).
Có 2 thứ trên cây năn bộp có thể chế biến thành món ăn, gồm: Đọt năn (là đoạn dài 5-10 cm ở gần gốc, màu vàng nâu xỉn vì nhiễm phèn nhưng khi bóc ra lấy phần non thì có màu trắng ngà, nhẹ bỗng như xốp và dài chừng 3 tấc; (Ảnh: Nguyệt Nhi).
Mầm năn (là những đoạn chồi non của cây dài khoảng 2 đốt ngón tay người lớn, sếu đầu đỏ rất thích mổ ăn) và cuối cùng là củ năn, có trong những tháng mùa khô. (Ảnh: Dân Việt).
Ở Việt Nam, cây năn phát triển mạnh ở các vùng ven sông nước đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt nhất là ở Bạc Liêu và Sóc Trăng. (Ảnh: Sưu tầm).
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một số nông dân ở tỉnh Bạc Liêu còn trồng cây năn bộp với diện tích lớn, thu hoạch quanh năm và bán khắp mọi miền đất nước. (Ảnh: VOV).
Gần 7 năm trồng cây năn bộp, đến nay, gia đình ông Cao Văn Sáu Nhỏ (ở khóm Vĩnh Tiền, phường 3, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) có được cuộc sống khá ổn định. (Ảnh: Sưu tầm).
Ông Nhỏ chia sẻ, hiện nay, mỗi ngày ông thu trên 100kg năn bộp, với giá bán sỉ cho thương lái từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, trừ chi phí xong, ông còn lời từ gần 400.000 đồng - 500.000 đồng/ngày. (Ảnh: Sưu tầm).
Đọt năn được chế biến thành nhiều món. Rau năn có vị ngọt thanh, có hậu và hơi ngai ngái mùi phèn mặn và mùi khói rơm rạ đốt trên đồng. (Ảnh: Sưu tầm).
Theo Đông y năn có tính bình, hỗ trợ tỳ vị, có nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Những gốc năn bóc tách hết vỏ vàng nâu bên ngoài lấy phần non màu trắng như trứng gà để làm rau ăn sống, trộn gỏi, xào, nấu canh, nhúng lẩu, làm dưa... và món nào cũng ngon đặc biệt. (Ảnh: Pháp luật và Bạn đọc).
Ngoài ra, còn có món rau năn xào với phương thức chế biến rất phong phú: Năn xào thịt trâu, năn xào măng tây hay măng vòi, năn xào thịt vịt, năn xào gà đất, năn xào nghêu,… (Ảnh: Sưu tầm).