Chứng khoán ngày 31/7: NT2 khó khăn trong ngắn hạn do nhu cầu điện giảm sút

Google News

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu PVT, NT2 và VPB trong phiên ngày 31/7?

PVT: KQKD quý 2 phục hồi nhờ giá cước tàu tăng, lãi thanh lý tàu chở dầu
Chứng khoán VietCap (VCSC): PVT công bố KQKD nửa đầu năm 2023 bao gồm doanh thu đạt 4,1 nghìn tỷ đồng (-3,3% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo đạt 475 tỷ đồng (+32,2% YoY), lần lượt hoàn thành 41,9% và 57,1% dự báo cả năm và cao hơn một chút so với kỳ vọng của chúng tôi. Ngoài ra, LNST cốt lõi nửa đầu năm 2023 đạt 405 tỷ đồng (+21,6%), hoàn thành 50,1% dự báo cả năm của chúng tôi. Do đó, chúng tôi nhận thấy tiềm năng tăng nhẹ so với dự báo hiện tại của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Chúng tôi cho rằng doanh thu giảm 3,3% YoY chủ yếu là do PVT mất 1 hợp đồng dịch vụ vận hành và bảo dưỡng (O&M) kho chứa nổi FPSO Lewek Emas (phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi), ảnh hưởng đến mức tăng trưởng mạnh 20,5% trong doanh thu mảng vận tải. Trong khi đó, lợi nhuận gộp từ mảng vận tải tăng 47,3% YoY được hỗ trợ bởi (1) giá thuê tàu định hạn cao, (2) đóng góp từ các tàu chở dầu mua vào năm 2022 và (3) Nhà may lọc dầu Dung Quất hoạt động với hiệu suất cao 110%, điều này vượt xa mức giảm 23,9% của lợi nhuận gộp từ mảng FSO, thương mại và các mảng khác. Ngoài ra, chi phí hoạt động kinh doanh thấp, thu nhập lãi tăng và thu nhập từ thanh lý đội tàu đã góp phần giúp LNST sau lợi ích CĐTS tăng 32,2% trong nửa đầu năm 2023.
LNST sau lợi ích CĐTS quý 2/2023 đạt 293 tỷ đồng (+42% YoY) chủ yếu nhờ thu nhập tài chính tăng 130% và khoản lãi 57 tỷ đồng từ việc thoái vốn Apollo Pacific (tàu LPG) và PVT Dragon (tàu chở dầu/hóa chất).
Trong 7 tháng đầu năm 2023, PVT đã mua 3 tàu chở dầu/hóa chất với tổng công suất 90.000 DWT, nâng công suất đội tàu chở dầu/hóa chất thêm 31% lên 350.000 DWT. Diễn biến này dự kiến sẽ hỗ trợ lợi nhuận của PVT trong nửa cuối năm 2023.
Trong quý 2/2023, giá thuê tàu định hạn của Aframax (Indonesia đến Nhật Bản) tăng 4% YoY mặc dù giảm 27% QoQ. Trong khi đó, giá thuê tàu chở dầu/hóa chất định hạn của tàu vận chuyển dầu tầm trung (MR) tăng 67% YoY nhưng giảm nhẹ 2% QoQ. Giá cước tàu chở dầu cao hơn được hỗ trợ bởi khối lượng vận chuyển tăng lên, thời gian vận chuyển trung bình dài hơn và tốc độ tăng trưởng đội tàu hạn chế.
Ngoài ra, theo PVT. công ty đã gia hạn hợp đồng 1 tàu chở dầu thô tại thị trường nước ngoài, đảm bảo giá cước tàu chở dầu của PVT tăng 20% dù giá cước tàu chở dầu đã giảm. Diễn biến này có thể là do giá cước tàu chở dầu thấp hơn giá thị trường trong lần gia hạn trước (tháng 11/2022). Do đó, chúng tôi cho rằng PVT sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ giá thuê tàu định hạn cao trong nửa cuối năm 2023.
NT2 (Khuyến nghị Trung lập): Khó khăn trong ngắn hạn do nhu cầu điện giảm sút
Chứng khoán VNDirect: Trong Q2/23, doanh thu NT2 giảm 19% svck đạt 2.183 tỷ đồng do mức giảm 9,1% svck ở giá bán điện và 11% svck ở sản lượng điện trong bối cảnh nhu cầu điện tại miền Nam thấp. LN gộp giảm sâu 60% svck với biên LN gộp giảm 8 điểm% từ mức nền cao Q2/22, chủ yếu do sản lượng kém và giá khí tăng cao. Doanh thu tài chính tăng 1.047% svck đạt 17 tỷ do khoản lãi tiền gửi tăng trong khi chi phí tài chính đi ngang, chỉ tăng nhẹ 0,5% svck. Tổng quát lại, LN ròng Q2/23 của NT2 giảm 60% svck chỉ đạt 144 tỷ đồng, kéo LN ròng 6T23 giảm 27% svck đạt 378 tỷ đồng, hoàn thành 53% dự phóng của chúng tôi. 
Chung khoan ngay 31/7: NT2 kho khan trong ngan han do nhu cau dien giam sut
 
Trong 2023, chúng tôi dự kiến doanh thu và LN ròng sẽ giảm lần lượt 14,7% svck và 30,8% svck từ mức nền cao 2022 do 1) Chúng tôi dự báo tăng trưởng nhu cầu điện thấp trong năm nay, chỉ đạt 6% svck do bối cảnh hoạt động công nghiệp chậm lại; 2) NT2 dự kiến trả qua đợt đại tu thường diễn ra trong 45 ngày, kéo sản lượng huy động giảm. Bên cạnh đó, chúng tôi dự phóng giá bán bình quân sẽ giảm 7,7% svck đạt 1.995đ/cp với giả định giá dầu Brent thấp hơn, hỗ trợ khả năng cạnh tranh giá của nhà máy.
Trong 2024, chúng tôi kỳ vọng hoạt động công nghiệp sẽ sôi động hơn khi nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Dự kiến nhu cầu điện sẽ tăng tương ứng với kịch bản cơ sở trong QHĐ8, trung bình khoảng 8,4% trong giai đoạn 2024-30, và dần hấp thụ được tình trạng thừa nguồn tại miền Nam, hỗ trợ huy động sản lượng cho NT2. Chúng tôi dự kiến sản lượng sẽ tăng 15% svck đạt 4.304 triệu kWh. Giá bán bình quân chỉ giảm nhẹ 4% svck với giả định giá dầu duy trì mức thấp. Theo đó, doanh thu dự kiến tăng 10% svck nhờ sản lượng huy động cao và LN ròng tăng 31% svck đạt 801 tỷ đồng. 
Chúng tôi đánh giá NT2 là cổ phiếu phòng thủ với rủi ro về lãi suất thấp và dòng cổ tức ổn định. Tuy nhiên, với triển vọng ngắn hạn dự kiến khó khăn tới hết năm 2023, chúng tôi cho rằng dư địa tăng giá của NT2 không còn nhiều và hiện tại giá cổ phiếu đã đạt mức định giá hợp lý. Chúng tôi hạ khuyến nghị Trung lập với giá mục tiêu 31.300đ/cp (giảm 5% sv dự báo trước) do hạ dự phóng EPS 2023-24 14,1%/10,8%. Giá mục tiêu 1 năm dựa trên tỉ trọng tương đương hai phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA. Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) Giá bán lẻ tăng hỗ trợ khả năng thanh toán của EVN cho các nhà máy điện và tạo dự địa huy động các nguồn điện giá cao; 2) Nhu cầu điện hồi phục nhanh hơn dự kiến trong cuối 2023. Rủi ro giảm giá bao gồm 1) Nhu cầu điện hồi phục chậm; 2) giá khí tăng cao và tình trạng thiếu khí kéo dài.
VPB: Tăng trưởng tiền gửi mạnh trong quý 2 củng cố huy động vốn
Chứng khoán VietCap (VCSC): Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) đã công bố KQKD nửa đầu năm 2023 với LNTT hợp nhất đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (-66% YoY) so với LNTT của ngân hàng mẹ đạt 7,9 nghìn tỷ đồng, thấp hơn dự báo của chúng tôi vì chỉ hoàn thành 37% kế hoạch năm 2023 của chúng tôi. KQKD này tương ứng LNTT hợp nhất quý 2/2023 đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (+2,5% QoQ).
Chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2023 của ngân hàng mẹ (bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 13,0%. Tính đến quý 2/2023, số dư trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng mẹ giảm 14% so với năm 2022 xuống còn 28,2 nghìn tỷ đồng (đi ngang QoQ), chiếm 9,3% tổng dư nợ tín dụng.
Tăng trưởng tiền gửi hợp nhất nửa đầu năm 2023 đạt 27,9%. Ngoài ra, tỷ lệ CASA hợp nhất trong quý 2/2023 của VPB đạt 14,6% (-4,4 điểm phần trăm YoY & +0,4 điểm phần trăm QoQ).
NIM hợp nhất nửa đầu năm 2023 đạt 5,51% (-193 điểm cơ bản YoY) thấp hơn dự báo cả năm của chúng tôi là 6,45%, chúng tôi cho rằng chủ yếu do tiền gửi của khách hàng tăng mạnh hơn dự kiến trong 3 quý qua. NIM hợp nhất quý 2/2023 đạt 5,27% (-98 điểm cơ bản QoQ).
NFI hợp nhất nửa đầu năm 2023 đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (+19% YoY) và hoàn thành 44% dự báo cả năm của chúng tôi. Kết quả hoạt động tốt chủ yếu nhờ phí dịch vụ thanh toán tăng 46% YoY do VPB đầu tư phát triển các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.
CIR 6 tháng đầu năm 2023 đạt 28,2% (so với CIR 6 tháng đầu năm 2022 là 25,0% nếu loại trừ thu nhập bất thường từ bancassurance), cao hơn dự báo của chúng tôi là 26%, chủ yếu do chi phí nhân viên tăng 14% YoY.
Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ nhóm 2 trong quý 2/2023 tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn tương đối đi ngang so với quý trước. Ngoài ra, tỷ lệ xử lý nợ trên tổng dư nợ cho vay hợp nhất quy năm trong nửa đầu năm 2023 đã tăng 1,8 điểm phần trăm YoY đạt 5,3%. Thu nhập từ thu hồi nợ xấu hợp nhất nửa đầu năm 2023 giảm 32% YoY, nguyên nhân do mức giảm so với cùng kỳ năm trước ở cả ngân hàng mẹ và FEC.
Chi phí tín dụng hàng năm trong nửa đầu năm 2023 đạt 5,3% (so với 5,1% vào năm 2022) và LLR quý 2/2023 đạt 43,0% (so với 54,4% và 46,0% tương ứng vào năm 2022 và quý 1/2023).
Minh An

>> xem thêm

Bình luận(0)