Nằm trên con đường Trần Mai Ninh (quậnTân Bình), chợ phường 11 được người dân gọi bằng cái tên quen thuộc là chợ Bà Hoa, theo tên người di cư vào Nam năm 1954, có công mua đất, thành lập chợ trong những năm 70 của thế kỷ trước.Trước khi bà Hoa thành lập chợ, khu Bảy Hiền (quận Tân Bình) là một vùng đất hoang sơ, tập trung nhiều người di cư từ miền Trung, đặc biệt là người xứ Quảng (Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình). Khu vực này tạo thành cộng đồng người miền Trung đông nhất ở Sài Gòn, nổi tiếng với làng nghề dệt vải. Đến nay, nghề dệt vải đã không còn nhiều. Tại chợ, chỉ còn một số ít cửa hàng chuyên bán chỉ dệt vải, điển hình là cửa hàng của bà Phạm Thị Thu.Bà Thu cho biết nguồn gốc của nghề làm chỉ, dệt vải là ở vùng Duy Xuyên, Quảng Nam và bà đã vào Sài Gòn buôn bán được khoảng 20 năm. Hiện nay, chỉ được sản xuất bởi các công ty, đặc trưng là chỉ vắt sổ, cung cấp qua làng nghề dệt vải ở khu Bảy Hiền.Từ lúc bà Hoa thành lập chợ vào những năm đầu 1970, chợ trở thành nơi tập trung buôn bán các sản vật của miền Trung. Nhiều mặt hàng chỉ có bán ở chợ đặc sản miền Trung này, không tìm được ở nơi khác.Một trong những đặc sản nổi tiếng của những tỉnh duyên hải miền Trung là các loại mắm được làm từ cá biển. Tại chợ Bà Hoa, các hàng bán mắm có số lượng vượt trội.Chợ dường như không thiếu bất cứ loại mắm miền Trung nào, từ mắm tôm, mắm cá cơm, mắm tôm chua Huế, mắm rò, cho đến mắm cá chuồng, mắm cá mòi, mắm ruốc,... Cả khu chợ dậy lên mùi mắm đặc trưng của miền Trung gió biển, cát trắng và nắng vàng.Chị Nguyễn Thị Nhật Hà, chủ một hàng bán các loại mắm tại chợ đặc sản miền Trung, cho biết chị đã theo má (mẹ) bán tại chợ từ năm 1972, khi chị còn là một cô bé. Giá các loại mắm cái khoảng 100.000 đồng/kg, mắm nêm 70.000 đồng/kg, mắm ruốc 150.000 đồng/kg.Một đặc sản khác của miền Trung tại chợ Bà Hoa là đường bát, được nấu từ mía và đổ vào bát để tạo khuôn. Giá một bát đường dao động khoảng 10.000-20.000 đồng.Đi chợ trong những giờ không phải cao điểm, người ta dễ dàng bắt gặp những cửa hàng đem lò than ra nướng bánh tráng ngay tại chỗ.Có nhiều loại bánh tráng được bày bán với các mức giá khác nhau. Bánh mè trắng, mè đen giá 5.000 đồng/cái, bánh tráng đường giá 6.000 đồng/cái, bánh tráng dừa giá 10.000 đồng/cái, bánh tráng tôm giá 3.000 đồng/cái.Trong ảnh, hai anh em Đinh Văn Dũng và Đinh Thị Thuý đang nướng bánh tráng bên bếp than đỏ lửa, trước cửa hàng của mình dưới nắng chiều gay gắt.Mỗi dịp lễ, giỗ, người xứ Quảng mới làm bánh giò (giống bánh tét Nam Bộ, được làm từ gạo nếp, nhân đậu) để chiêu đãi họ hàng. Tuy nhiên, tại chợ, người ta có thể dễ dàng tìm được bánh giò mỗi ngày. Bánh giò được cột theo cặp, giá mỗi cặp là 20.000 đồng.Bà Đinh Thị Huệ, quê Quảng Nam, buôn bán tại chợ Bà Hoa từ những năm 90 đến nay. Tại hàng của bà còn có các món đặc sản khác như bánh ú miền Trung, xôi đường, bánh bông lan,...Xôi đường là món ăn khó tìm ở các chợ khác. Tại hàng của bà Huệ, giá một hộp xôi đường dao động 50.000-60.000 đồng.Những cái bánh xèo vàng đượm cũng là một nét đặc biệt của chợ Bà Hoa. Bánh xèo miền Trung khác với bánh xèo miền Tây Nam Bộ. Bánh nhỏ hơn khá nhiều, không quá ngọt và giòn rụm từ trong ra ngoài.Bà Nguyễn Thị Thơ (quê Quế Sơn, Quảng Nam) buôn bán tại chợ đã 20 năm. Tại hàng của bà có các món ăn khác như ram tôm, bánh bột lọc, bánh bèo, bánh đúc, mít trộn, lòng xào nghệ, hến xào.Tương tự, cửa hàng của chị Mai Thị Thanh Hiền cũng bán rất nhiều món ăn miền Trung chế biến sẵn, tập trung rất đông thực khách vào mỗi buổi chiều. Một số món tiêu biểu ở cửa hàng của chị là khăn lông bò hấp gừng xả, hến Hội An, khố linh chiên giòn, lòng xào nghệ, ốc bươu xào dừa, gỏi mít trộn,...Nhắc đến đặc sản xứ Quảng, không thể không nhắc đến món mì Quảng nổi tiếng. Bà Hồ Thị Trữ (60 tuổi) bán mì Quảng ngay trong nhà lồng chợ vào mỗi buổi sáng. Bà cho biết dịp cuối tuần, bà bán được nhiều hơn vì có nhiều khách vãng lai.Cách đó không xa, hàng bún mọc, chả của bà Vũ Thị Kim Hồng, bán từ năm 1968, cũng thu hút rất đông thực khách. Hàng ăn của bà được kê bàn ghế trên một bậc thềm cao khoảng 40 cm, cách biệt với nền đất.Bà Hà Thị Kim Hoàng (người bên trái) là khách hàng quen thuộc của bà Hồng. Mỗi tuần, bà Hoàng ghé ăn bún 5-6 lần vì thức ăn ở đây sạch và ngon.Mỗi buổi sáng sớm và chiều muộn, chợ Bà Hoa lại thu hút rất đông khách hàng đến tìm các đặc sản miền Trung, người mua, kẻ bán, tiếng động không ngớt. Nơi đây đã, đang và sẽ là nét chấm phá rất đặc biệt của một Sài Gòn nhiều người nhập cư, đa vùng miền, đa văn hoá.
Nằm trên con đường Trần Mai Ninh (quậnTân Bình), chợ phường 11 được người dân gọi bằng cái tên quen thuộc là chợ Bà Hoa, theo tên người di cư vào Nam năm 1954, có công mua đất, thành lập chợ trong những năm 70 của thế kỷ trước.
Trước khi bà Hoa thành lập chợ, khu Bảy Hiền (quận Tân Bình) là một vùng đất hoang sơ, tập trung nhiều người di cư từ miền Trung, đặc biệt là người xứ Quảng (Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình). Khu vực này tạo thành cộng đồng người miền Trung đông nhất ở Sài Gòn, nổi tiếng với làng nghề dệt vải. Đến nay, nghề dệt vải đã không còn nhiều. Tại chợ, chỉ còn một số ít cửa hàng chuyên bán chỉ dệt vải, điển hình là cửa hàng của bà Phạm Thị Thu.
Bà Thu cho biết nguồn gốc của nghề làm chỉ, dệt vải là ở vùng Duy Xuyên, Quảng Nam và bà đã vào Sài Gòn buôn bán được khoảng 20 năm. Hiện nay, chỉ được sản xuất bởi các công ty, đặc trưng là chỉ vắt sổ, cung cấp qua làng nghề dệt vải ở khu Bảy Hiền.
Từ lúc bà Hoa thành lập chợ vào những năm đầu 1970, chợ trở thành nơi tập trung buôn bán các sản vật của miền Trung. Nhiều mặt hàng chỉ có bán ở chợ đặc sản miền Trung này, không tìm được ở nơi khác.
Một trong những đặc sản nổi tiếng của những tỉnh duyên hải miền Trung là các loại mắm được làm từ cá biển. Tại chợ Bà Hoa, các hàng bán mắm có số lượng vượt trội.
Chợ dường như không thiếu bất cứ loại mắm miền Trung nào, từ mắm tôm, mắm cá cơm, mắm tôm chua Huế, mắm rò, cho đến mắm cá chuồng, mắm cá mòi, mắm ruốc,... Cả khu chợ dậy lên mùi mắm đặc trưng của miền Trung gió biển, cát trắng và nắng vàng.
Chị Nguyễn Thị Nhật Hà, chủ một hàng bán các loại mắm tại chợ đặc sản miền Trung, cho biết chị đã theo má (mẹ) bán tại chợ từ năm 1972, khi chị còn là một cô bé. Giá các loại mắm cái khoảng 100.000 đồng/kg, mắm nêm 70.000 đồng/kg, mắm ruốc 150.000 đồng/kg.
Một đặc sản khác của miền Trung tại chợ Bà Hoa là đường bát, được nấu từ mía và đổ vào bát để tạo khuôn. Giá một bát đường dao động khoảng 10.000-20.000 đồng.
Đi chợ trong những giờ không phải cao điểm, người ta dễ dàng bắt gặp những cửa hàng đem lò than ra nướng bánh tráng ngay tại chỗ.
Có nhiều loại bánh tráng được bày bán với các mức giá khác nhau. Bánh mè trắng, mè đen giá 5.000 đồng/cái, bánh tráng đường giá 6.000 đồng/cái, bánh tráng dừa giá 10.000 đồng/cái, bánh tráng tôm giá 3.000 đồng/cái.
Trong ảnh, hai anh em Đinh Văn Dũng và Đinh Thị Thuý đang nướng bánh tráng bên bếp than đỏ lửa, trước cửa hàng của mình dưới nắng chiều gay gắt.
Mỗi dịp lễ, giỗ, người xứ Quảng mới làm bánh giò (giống bánh tét Nam Bộ, được làm từ gạo nếp, nhân đậu) để chiêu đãi họ hàng. Tuy nhiên, tại chợ, người ta có thể dễ dàng tìm được bánh giò mỗi ngày. Bánh giò được cột theo cặp, giá mỗi cặp là 20.000 đồng.
Bà Đinh Thị Huệ, quê Quảng Nam, buôn bán tại chợ Bà Hoa từ những năm 90 đến nay. Tại hàng của bà còn có các món đặc sản khác như bánh ú miền Trung, xôi đường, bánh bông lan,...
Xôi đường là món ăn khó tìm ở các chợ khác. Tại hàng của bà Huệ, giá một hộp xôi đường dao động 50.000-60.000 đồng.
Những cái bánh xèo vàng đượm cũng là một nét đặc biệt của chợ Bà Hoa. Bánh xèo miền Trung khác với bánh xèo miền Tây Nam Bộ. Bánh nhỏ hơn khá nhiều, không quá ngọt và giòn rụm từ trong ra ngoài.
Bà Nguyễn Thị Thơ (quê Quế Sơn, Quảng Nam) buôn bán tại chợ đã 20 năm. Tại hàng của bà có các món ăn khác như ram tôm, bánh bột lọc, bánh bèo, bánh đúc, mít trộn, lòng xào nghệ, hến xào.
Tương tự, cửa hàng của chị Mai Thị Thanh Hiền cũng bán rất nhiều món ăn miền Trung chế biến sẵn, tập trung rất đông thực khách vào mỗi buổi chiều. Một số món tiêu biểu ở cửa hàng của chị là khăn lông bò hấp gừng xả, hến Hội An, khố linh chiên giòn, lòng xào nghệ, ốc bươu xào dừa, gỏi mít trộn,...
Nhắc đến đặc sản xứ Quảng, không thể không nhắc đến món mì Quảng nổi tiếng. Bà Hồ Thị Trữ (60 tuổi) bán mì Quảng ngay trong nhà lồng chợ vào mỗi buổi sáng. Bà cho biết dịp cuối tuần, bà bán được nhiều hơn vì có nhiều khách vãng lai.
Cách đó không xa, hàng bún mọc, chả của bà Vũ Thị Kim Hồng, bán từ năm 1968, cũng thu hút rất đông thực khách. Hàng ăn của bà được kê bàn ghế trên một bậc thềm cao khoảng 40 cm, cách biệt với nền đất.
Bà Hà Thị Kim Hoàng (người bên trái) là khách hàng quen thuộc của bà Hồng. Mỗi tuần, bà Hoàng ghé ăn bún 5-6 lần vì thức ăn ở đây sạch và ngon.
Mỗi buổi sáng sớm và chiều muộn, chợ Bà Hoa lại thu hút rất đông khách hàng đến tìm các đặc sản miền Trung, người mua, kẻ bán, tiếng động không ngớt. Nơi đây đã, đang và sẽ là nét chấm phá rất đặc biệt của một Sài Gòn nhiều người nhập cư, đa vùng miền, đa văn hoá.