Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 liên tục lập đỉnh tại Hà Nội đã gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đặc biệt là các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống.Dù vẫn được mở cửa bán hàng tại chỗ nhưng rất nhiều quán ăn từ bình dân đến sang trọng, quy mô lớn nhỏ khác nhau đều chung cảnh vắng khách.Ghi nhận của phóng viên vào giờ cao điểm buổi trưa tại một số tuyến phố như Kim Mã (Ba Đình); Tô Hiệu; Trung Kính (Cầu Giấy); phố Chùa Láng (Đống Đa)… rất nhiều quán vắng khách ngồi ăn, thậm chí có quán còn đóng cửa không bán tại chỗ.Anh Tuấn Anh, quản lý một quán ăn trên đường Trung kính (Cầu Giấy) cho biết: Tình trạng ế ẩm đã kéo dài cả tuần nay, xung quanh khu vực này nhiều gia đình, công ty có ca dương tính với Covid-19 nên họ đều ở nhà tự điều trị, không mấy người ra ngoài.Vì được mở cửa nhưng vắng khách nên nhiều hàng quán vẫn tập trung chạy các chương trình ưu đãi dành cho khách mua mang về."Cũng may là còn có khách đặt trực tuyến nên chúng tôi mới dám duy trì việc buôn bán. Những đơn hàng này phần lớn đến từ các trang thương mại điện tử. Do thời gian giãn cách xã hội, cửa hàng tập trung phát triển dịch vụ bán online nên thời điểm hiện tại đã khá quen khách”. – Chủ cửa hàng này cho biết.Nhiều thương hiệu lớn trong các trung tâm thương mại cũng chung cảnh vắng khách, thậm chí còn đóng cửa.Thời điểm hiện tại, các cửa hàng bán online vẫn chiếm nhiều ưu thế. Cao điểm vào giờ trưa, tài xế từ các ứng dụng giao đồ ăn tập trung đông đúc phía trước quán để lấy hàng.Trước đây giãn cách xã hội phải đóng cửa thì còn có lý do xin chủ nhà cắt giảm tiền thuê nhà nhưng thời điểm hiện tại, nhiều quán ăn dù không bán được hàng vẫn phải “gánh” số tiền thuê nhà hàng tháng tương đối lớn.
Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 liên tục lập đỉnh tại Hà Nội đã gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đặc biệt là các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Dù vẫn được mở cửa bán hàng tại chỗ nhưng rất nhiều quán ăn từ bình dân đến sang trọng, quy mô lớn nhỏ khác nhau đều chung cảnh vắng khách.
Ghi nhận của phóng viên vào giờ cao điểm buổi trưa tại một số tuyến phố như Kim Mã (Ba Đình); Tô Hiệu; Trung Kính (Cầu Giấy); phố Chùa Láng (Đống Đa)… rất nhiều quán vắng khách ngồi ăn, thậm chí có quán còn đóng cửa không bán tại chỗ.
Anh Tuấn Anh, quản lý một quán ăn trên đường Trung kính (Cầu Giấy) cho biết: Tình trạng ế ẩm đã kéo dài cả tuần nay, xung quanh khu vực này nhiều gia đình, công ty có ca dương tính với Covid-19 nên họ đều ở nhà tự điều trị, không mấy người ra ngoài.
Vì được mở cửa nhưng vắng khách nên nhiều hàng quán vẫn tập trung chạy các chương trình ưu đãi dành cho khách mua mang về.
"Cũng may là còn có khách đặt trực tuyến nên chúng tôi mới dám duy trì việc buôn bán. Những đơn hàng này phần lớn đến từ các trang thương mại điện tử. Do thời gian giãn cách xã hội, cửa hàng tập trung phát triển dịch vụ bán online nên thời điểm hiện tại đã khá quen khách”. – Chủ cửa hàng này cho biết.
Nhiều thương hiệu lớn trong các trung tâm thương mại cũng chung cảnh vắng khách, thậm chí còn đóng cửa.
Thời điểm hiện tại, các cửa hàng bán online vẫn chiếm nhiều ưu thế. Cao điểm vào giờ trưa, tài xế từ các ứng dụng giao đồ ăn tập trung đông đúc phía trước quán để lấy hàng.
Trước đây giãn cách xã hội phải đóng cửa thì còn có lý do xin chủ nhà cắt giảm tiền thuê nhà nhưng thời điểm hiện tại, nhiều quán ăn dù không bán được hàng vẫn phải “gánh” số tiền thuê nhà hàng tháng tương đối lớn.