Mặc cho tiết trời giữa đông đỏng đảnh "nắng vừa lên, mưa lại ập đến đuổi đi", dọc ven bờ hạ lưu sông Trà Khúc, đoạn chảy qua TP Quảng Ngãi, cây bói vẫn trổ bông khoe sắc trắng xóa, với nhiều điểm "rừng" bông bói ước rộng lên đến cả chục héc ta.Từ bao đời nay, với người dân sống gần ven bờ hạ lưu sông Trà Khúc thuộc TP Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, mà đặc biệt là với hơn 1.500 nhân khẩu ở "ốc đảo" Tịnh An, gồm 3 thôn: Tân Lập, Ân Phú và Ngọc Thạch thì cây bói chính là "vị thần" đã giữ cho làng khỏi bị thủy thần ngoạm, cuốn trôi.Lão nông Huỳnh Văn Bùi (62 tuổi, ở xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi) bày tỏ: "Với bộ rễ chùm cắm khá sâu và bám chặt xuống mặt cát nên không chỉ bảo vệ làng, cây bói còn giúp giữ phù sa của dòng sông vào mùa mưa lũ để phủ lên mặt cát, tạo đất sản xuất cho hàng ngàn hộ dân nơi đây và vùng lân cận". "Nếu không có bói giữ phù sa để tạo nên bãi bồi, thì làm gì vùng ven bờ Trà Khúc trở thành vựa rau xanh, củ, quả để cung cấp cho nhiều nơi trong tỉnh", ông Trần Văn Viên (67 tuổi) bày tỏ.Còn với người chăn nuôi gia súc thì cây bói non chính là nguồn thức ăn cho bò, trâu... Chính vì nhiều lợi ích như vậy cho nên cùng với số mọc tự nhiên, những năm gần đây người dân ven bờ hạ lưu sông Trà Khúc còn đào cây bói con để trồng trên những doi, vùng cát trống do dòng nước bồi, tạo thành sau mỗi mùa mưa lũ. Để rồi 3-4 năm sau, khi bề mặt của doi, vùng cát được phủ phù sa nếu cần đất sản xuất người dân lại ra chặt dọn bói để lấy đất tỉa, trồng.Sau nhiều thập niên mọc và giữ phù sa, cây bói đã tạo nên đất sản xuất cho người dân vùng ven bờ hạ lưu sông Trà Khúc, với diện tích tính bằng con số hàng trăm ha.Cùng với bảo vệ làng, giữ phù sa thì cây bói còn là nguồn thức ăn cho bò, trâu
Mặc cho tiết trời giữa đông đỏng đảnh "nắng vừa lên, mưa lại ập đến đuổi đi", dọc ven bờ hạ lưu sông Trà Khúc, đoạn chảy qua TP Quảng Ngãi, cây bói vẫn trổ bông khoe sắc trắng xóa, với nhiều điểm "rừng" bông bói ước rộng lên đến cả chục héc ta.
Từ bao đời nay, với người dân sống gần ven bờ hạ lưu sông Trà Khúc thuộc TP Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, mà đặc biệt là với hơn 1.500 nhân khẩu ở "ốc đảo" Tịnh An, gồm 3 thôn: Tân Lập, Ân Phú và Ngọc Thạch thì cây bói chính là "vị thần" đã giữ cho làng khỏi bị thủy thần ngoạm, cuốn trôi.
Lão nông Huỳnh Văn Bùi (62 tuổi, ở xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi) bày tỏ: "Với bộ rễ chùm cắm khá sâu và bám chặt xuống mặt cát nên không chỉ bảo vệ làng, cây bói còn giúp giữ phù sa của dòng sông vào mùa mưa lũ để phủ lên mặt cát, tạo đất sản xuất cho hàng ngàn hộ dân nơi đây và vùng lân cận". "Nếu không có bói giữ phù sa để tạo nên bãi bồi, thì làm gì vùng ven bờ Trà Khúc trở thành vựa rau xanh, củ, quả để cung cấp cho nhiều nơi trong tỉnh", ông Trần Văn Viên (67 tuổi) bày tỏ.
Còn với người chăn nuôi gia súc thì cây bói non chính là nguồn thức ăn cho bò, trâu... Chính vì nhiều lợi ích như vậy cho nên cùng với số mọc tự nhiên, những năm gần đây người dân ven bờ hạ lưu sông Trà Khúc còn đào cây bói con để trồng trên những doi, vùng cát trống do dòng nước bồi, tạo thành sau mỗi mùa mưa lũ. Để rồi 3-4 năm sau, khi bề mặt của doi, vùng cát được phủ phù sa nếu cần đất sản xuất người dân lại ra chặt dọn bói để lấy đất tỉa, trồng.
Sau nhiều thập niên mọc và giữ phù sa, cây bói đã tạo nên đất sản xuất cho người dân vùng ven bờ hạ lưu sông Trà Khúc, với diện tích tính bằng con số hàng trăm ha.
Cùng với bảo vệ làng, giữ phù sa thì cây bói còn là nguồn thức ăn cho bò, trâu