Dự án FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, xây dựng trên địa phận xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy với tổng mức đầu tư lên đến 20.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công năm 2016, do Công ty CP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư. Ảnh: Hải SâmSau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, dự án FLC Quảng Bình cũng ngừng thi công. Dự án này được quy hoạch thành 3 phân khu, gồm SeaHorse, SeaPearl và SeaStar, với các hạng mục như: khu khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao, tổ hợp sân golf liên hoàn, trung tâm hội nghị quốc tế cùng loạt khu vui chơi, giải trí ven biển... Theo công bố của nhà đầu tư, đây là dự án vui chơi giải trí và bất động sản đẳng cấp quốc tế, có quy mô lớn nhất miền Trung, dự kiến hoàn thành vào quý II/2020. Ảnh: Hải SâmHiện nay, chỉ khu vực sân golf còn hoạt động bình thường. Ảnh: Hải SâmNhưng sau 8 năm triển khai, dự án chỉ mới hoàn thành một số hạng mục. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có sân golf được xây dựng gần như hoàn chỉnh và đi vào hoạt động, các hạng mục khác mới thi công phần móng hoặc phần thô. Móng nhà, biệt thự, khách sạn, trung tâm thương mại được xây lên rồi bỏ hoang, sắt thép rỉ sét, chỏng chơ. Theo một số người dân sống cạnh dự án, việc xây dựng dừng hẳn vào khoảng cuối năm 2022, chỉ còn lại khu vực sân golf và một số phân khu có vài bảo vệ trông coi. Ảnh: Hải SâmHàng loạt biệt thự cao cấp bỏ hoang. Không chỉ xây dựng dang dở rồi bị bỏ hoang, mới đây, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cũng công khai danh sách 42 đơn vị còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, đứng đầu danh sách nợ là Công ty CP Tập đoàn FLC với số tiền nợ gần 278 tỷ đồng. Ngoài ra, liên quan đến dự án FLC Quảng Bình, đầu tháng 7/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án FLC ở Quảng Bình. Ảnh: CTVTrụ móng chỏng chơ, sắt thép hoen rỉ. Về tiến độ dự án, ông Bùi Văn Khảm, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quảng Ninh, cho hay, vừa qua, có một tốp thợ ít ỏi đến "làm cho có" và chưa thấy xây dựng gì thêm. Ảnh CTVPhía trong các phân khu hoang tàn, bắt đầu hư hỏng. Ảnh: CTVNhiều nhà đầu tư ôm nợ vì dự án FLC Quảng Bình. Ảnh: CTVCác biệt thự xây thô rồi bị bỏ hoang, rất lãng phí. Giai đoạn đầu triển khai rầm rộ, dự án FLC Quảng Bình nổi lên như một khu vực đầy tiềm năng, hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi cho địa phương. Hàng loạt sàn bất động sản tham gia phân phối khiến đất tại dự án cũng như các vùng lân cận được đẩy lên cao vút. Không ít nhà đầu tư đã đổ tiền vào đây, đến khi dự án dừng xây dựng thì cũng phải chịu cảnh ôm nợ, chôn vốn.
Dự án FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, xây dựng trên địa phận xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy với tổng mức đầu tư lên đến 20.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công năm 2016, do Công ty CP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư. Ảnh: Hải Sâm
Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, dự án FLC Quảng Bình cũng ngừng thi công. Dự án này được quy hoạch thành 3 phân khu, gồm SeaHorse, SeaPearl và SeaStar, với các hạng mục như: khu khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao, tổ hợp sân golf liên hoàn, trung tâm hội nghị quốc tế cùng loạt khu vui chơi, giải trí ven biển... Theo công bố của nhà đầu tư, đây là dự án vui chơi giải trí và bất động sản đẳng cấp quốc tế, có quy mô lớn nhất miền Trung, dự kiến hoàn thành vào quý II/2020. Ảnh: Hải Sâm
Hiện nay, chỉ khu vực sân golf còn hoạt động bình thường. Ảnh: Hải Sâm
Nhưng sau 8 năm triển khai, dự án chỉ mới hoàn thành một số hạng mục. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có sân golf được xây dựng gần như hoàn chỉnh và đi vào hoạt động, các hạng mục khác mới thi công phần móng hoặc phần thô. Móng nhà, biệt thự, khách sạn, trung tâm thương mại được xây lên rồi bỏ hoang, sắt thép rỉ sét, chỏng chơ. Theo một số người dân sống cạnh dự án, việc xây dựng dừng hẳn vào khoảng cuối năm 2022, chỉ còn lại khu vực sân golf và một số phân khu có vài bảo vệ trông coi. Ảnh: Hải Sâm
Hàng loạt biệt thự cao cấp bỏ hoang. Không chỉ xây dựng dang dở rồi bị bỏ hoang, mới đây, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cũng công khai danh sách 42 đơn vị còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, đứng đầu danh sách nợ là Công ty CP Tập đoàn FLC với số tiền nợ gần 278 tỷ đồng. Ngoài ra, liên quan đến dự án FLC Quảng Bình, đầu tháng 7/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án FLC ở Quảng Bình. Ảnh: CTV
Trụ móng chỏng chơ, sắt thép hoen rỉ. Về tiến độ dự án, ông Bùi Văn Khảm, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quảng Ninh, cho hay, vừa qua, có một tốp thợ ít ỏi đến "làm cho có" và chưa thấy xây dựng gì thêm. Ảnh CTV
Phía trong các phân khu hoang tàn, bắt đầu hư hỏng. Ảnh: CTV
Nhiều nhà đầu tư ôm nợ vì dự án FLC Quảng Bình. Ảnh: CTV
Các biệt thự xây thô rồi bị bỏ hoang, rất lãng phí. Giai đoạn đầu triển khai rầm rộ, dự án FLC Quảng Bình nổi lên như một khu vực đầy tiềm năng, hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi cho địa phương. Hàng loạt sàn bất động sản tham gia phân phối khiến đất tại dự án cũng như các vùng lân cận được đẩy lên cao vút. Không ít nhà đầu tư đã đổ tiền vào đây, đến khi dự án dừng xây dựng thì cũng phải chịu cảnh ôm nợ, chôn vốn.