Cận Tết, Sâm Ngọc Linh giả lại được dịp 'tung hoành'

Google News

Sâm Ngọc Linh được coi là 'quốc bảo Việt Nam' nhưng hiện nay tình trạng sâm Ngọc Linh giả đang 'trà trộn' rất nhiều không chỉ ở những cửa hàng, công ty thậm chí còn cả trên mạng xã hội.

Sâm Ngọc Linh 'hét giá khủng' chưa chắc đã là thật
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên tại tỉnh Kon Tum, hiện có rất nhiều người tìm đến huyện Đắk Hà để lùng mua sâm Ngọc Linh làm quà tết. Tuy nhiên, theo một bà chủ tại một công ty đề bảng hiệu sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông, sâm Ngọc Linh không bao giờ có sẵn, mà phải đặt trước 1 - 2 ngày để nhân công lên núi Ngọc Linh đào về. Tại đây sâm có 2 loại, 1 loại 25 củ/kg là 95 triệu đồng, loại thứ hai 40 củ/kg là 75 triệu đồng. Muốn mua phải đặt cọc tiền và có xe giao hàng về tận nhà.
Cũng theo bà chủ trên, hiện công ty còn một loại sâm không phải mọc ở trên núi Ngọc Linh mà ở nơi khác giáp biên giới Việt Nam - Lào. Loại này giống y sâm Ngọc Linh ở núi Ngọc Linh, kiểm định vẫn ra chất sâm, vẫn tốt. Giá 32 triệu đồng/kg”.
Tại một số địa chỉ bán sâm Ngọc Linh khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum, người hỏi mua cũng được nghe quảng bá những nội dung tương tự. Tuy nhiên, giá cả thì mỗi nơi một khác; có nơi 50 - 60 triệu đồng/kg, nhưng cũng có nơi giá 110 - 120 triệu đồng/kg.
Can Tet, Sam Ngoc Linh gia lai duoc dip 'tung hoanh'
Sâm Ngọc Linh giả đang trà trộn rất nhiều người tiêu dùng nên tỉnh táo lựa chọn 
Trong khi đó, không khó để tìm thông tin về việc rao bán sâm Ngọc Linh trên các mạng xã hội, với quảng cáo chung là “sâm thật, nguồn gốc từ vùng núi Ngọc Linh” nhưng chất lượng thì không phải ai cũng có thể kiểm chứng.
Một người tên L.T.N (Gia Lai) đăng trên trang cá nhân cho biết giá bán 1 lạng (100 gr) sâm Ngọc Linh là 9,5 triệu đồng (95 triệu đồng/kg).
Người này thuyết phục: “Anh cứ mua, mang đi kiểm định là đúng ngay sâm Ngọc Linh thật”. Tuy nhiên Khi đề nghị người bán đi kiểm định trước, sau đó mới lấy hàng, thì người này yêu cầu phải chuyển trước 50% số tiền hàng cộng thêm phí kiểm định 1,5 triệu đồng.
Thông tin về việc kinh doanh sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, tại Kon Tum mới chỉ có 2 doanh nghiệp được UBND tỉnh công nhận có vườn giống gốc sam Ngọc Linh là Công ty CP SNL Kon Tum (P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum, Kon Tum) và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đắk Tô (TT.Đắk Tô, H.Đắk Tô, Kon Tum). Riêng có giấy phép và được tỉnh cấp đất để trồng, sản xuất giống sâm Ngọc Linh là Công ty Vingin (trực thuộc Công ty CP SNL Kon Tum) và công ty “mẹ” là Công ty CP SNL Kon Tum.
Còn nói tới sâm Ngọc Linh tự nhiên hiện vô cùng hiếm. Mỗi năm 2 công ty chuyên sâm Ngọc Linh trồng ở Kon Tum chỉ tung ra thị trường khoảng từ 20 - 30 kg sâm Ngọc Linh củ, với giá tối thiểu 60 triệu đồng, cao nhất 200 - 250 triệu đồng/kg (tính theo năm trồng).
Tại thủ phủ sâm Ngọc Linh Kon Tum, Quảng Nam và trên thị trường hiện nay, đặc biệt là tại các TP lớn như: Hà Nội, TP.HCM... có tình trạng các loại cây họ sâm từ phía bắc, không nguồn gốc, hóa đơn chứng từ rao bán tràn lan. Giá các loại này chỉ từ 1 - 2 triệu đồng/kg, nhưng “đột lốt” thành sâm Ngọc Linh và được “thổi” giá lên hàng trăm triệu đồng/kg.
Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật - giả
Được biết, hiện các ngành chức năng ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã có những động thái tích cực nhằm từng bước chấn chỉnh tình trạng sâm giả được mua bán tràn lan trên thị trường.
Tuy nhiên trước khi các cơ quan chức năng vào cuộc thì theo các chuyên gia, người tiêu dùng cần phải tỉnh táo khi bỏ số tiền lớn ra mua loại sâm này. Bởi trên thực tế khi nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó để phân biệt sâm giả - thật. Trừ khi phải là người am hiểu sâm thì cách phân biệt sâm Ngọc Linh mới đơn giản.
Thường sâm thật thì cái mắc của nó không liên tục, mà phải zích zắc và có tai sâm, rễ rất mịn. Tam thất hoang là loại củ nhìn rất giống sâm thật, người bán sâm giả thường sử dụng loại này để buôn bán. Nhưng để ý khi cắt ra nó có màu trắng. Còn sâm thật, nó có nhiều rễ con, cắt ra có một vàng tím, còn ở trong vàng ươm.
Ngoài ra, hiện nay giá trị sâm quá cao, cả về giá trị kinh tế và sử dụng, vì sâm chúng ta là một trong năm loại sâm quý của thế giới. Chính vì vậy, hàng giả làm rất nhiều. Nhưng việc này sẽ rất nguy hiểm cho thương hiệu sâm quốc gia của của Việt Nam và bất lợi cho người tiêu dùng. Vì vậy các ngành chức năng cần ngăn chặn ngay và xử lý cá nhân, doanh nghiệp có hành vi làm giả sản phẩm này theo quy định pháp luật. Phải xử lý nhanh, gọn, rõ ràng để an lòng dân khi phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Theo VietQ

>> xem thêm

Bình luận(0)