Cận cảnh nghề dầm mình trong sóng nước, đi "giật lùi” kiếm sống

Google News

Sớm tinh mơ, hàng chục ngư dân nghèo ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) tất bật với công việc cào ngao mưu sinh.

Can canh nghe dam minh trong song nuoc, di
 Sáng sớm khi còn chưa tỏ mặt trời, chị Nguyễn Thị Hằng ở xóm 3 xã Thạch Kim đã lỉnh kỉnh mang đồ nghề ra biển cào ngao.

Can canh nghe dam minh trong song nuoc, di
Gọi là đồ nghề chứ thực chất chỉ là cái cào tự chế có gắn một tấm lưới nhỏ, cứ thế mà vác ngược lên vai ra biển, tì hai càng xuống cát để kéo. 

Can canh nghe dam minh trong song nuoc, di
Giữa bãi biển mênh mông, để mặc cho sóng lớn đập vào sống lưng, chị Hằng cũng như những người khác cặm cụi tì hai càng tre, ghì tấm lưới sát xuống đáy biển mà kéo. Cứ chốc chốc chị lại dừng lại, thò tay xuống cát móc lên một con ngao bỏ vào túi lưới treo tòng teng phía trước. 

Can canh nghe dam minh trong song nuoc, di
Chị Nguyễn Thị Xoan cho hay: “Suốt ngày ngâm mình trong nước loay hoay cào, chân đạp dưới cát đôi khi dẫm phải những thứ như vỏ ngao, bị cứa đứt chân là chuyện thường. Khi không may dẫm phải mảnh chai thủy tinh thì xem như tuần đó không ra biển được. Nghề cào ngao vất vả là vậy nhưng ngày nào may mắn mới kiểm được khoảng 100.000 – 200.000 đồng”. 

Can canh nghe dam minh trong song nuoc, di
Những đứa trẻ 7-15 tuổi ở Thạch Kim sau giờ tan học cũng ra biển cào ngao để kiếm tiền. 

Can canh nghe dam minh trong song nuoc, di
Chưa đủ sức ngâm mình chống chọi với sóng dữ, các em chọn những cồn cát thủy triều vừa rút, dùng vỏ sò hay một cái muỗng nhỏ để đào ngao. Em Trần Long Khánh (12 tuổi) có vẻ ngượng ngùng: “Em học buổi sáng, buổi chiều ra biển bắt ngao phụ mẹ kiếm thêm thu nhập. Ba em mất sớm, mẹ phải nuôi hai anh em nên cũng khó khăn, cào ngao dưới biển mới nhiều chứ trên bờ ít lắm, mỗi ngày nhiều lắm thì em cũng chỉ kiếm được tầm 20–50.000 đồng thôi”. 

Can canh nghe dam minh trong song nuoc, di
Ông Biện Ngọc Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết: “Nghề cào ngao tại địa phương có từ rất lâu. Ngoài những gia đình có điều kiện đầu tư tàu thuyền đi biển thì nhiều phụ nữ có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn họ đi bắt ốc, cào ngao kiếm sống, vì người dân ở địa phương không có ruộng chủ yếu dựa vào biển. Dù vất vả khó khăn nhưng có ngày một người cũng có thể kiếm được từ 100-200.000 đồng tiền đi “giật lùi” này”.  

Can canh nghe dam minh trong song nuoc, di
Dù nhọc nhằn những mỗi lần cào và vớt lên được mớ ngao, nụ cười lại nở trên môi người làm nghề “giật lùi”. 

Can canh nghe dam minh trong song nuoc, di
Trời tắt nắng, những “thợ” cào ngao bắt đầu ra về, người ướt sũng với vài mớ ngao trên tay. 

Theo Q.Nga-Hữu Anh /Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)