Tại số 172 mặt đường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) có một lối nhỏ kẹp giữa 2 căn nhà xây cao tầng, lối đi này ngắn nhưng dẫn vào không gian gần như tách biệt hoàn toàn với nhịp sống hối hả của thành phố, đó là một căn nhà cổ hơn 100 năm tuổi.Từng xuất hiện trên bộ phim truyền hình nổi tiếng “Mùa lá rụng trong vườn” được công chiếu vào năm 2001; từng là điểm đến check-in nổi tiếng của giới trẻ khi một phần của căn nhà được sử dụng là quán cà phê sân vườn… nhưng ít ai biết được, lịch sử xây dựng đặc biệt của căn nhà này.Căn biệt thự có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi đến nay vẫn giữ nguyên vẹn được lối kiến trúc xưa.Theo tìm hiểu, chủ nhân đầu tiên của căn biệt thự là cụ Ngô Văn Phú, một kiến trúc sư người Việt Nam. Ông Phú cũng là người tự tay thiết kế và thi công ngôi nhà này.Khoảng năm 1940, sau khi sang Pháp định cư, ông Phú bán lại ngôi biệt thự cho “ông trùm” ngành in Vũ Đình Hiên – chủ xưởng in Vĩnh Thịnh (xưa nằm trên phố Lò Đúc) nức tiếng một thời.Sau khi cụ Hiên qua đời, căn biệt thự 172 Quán Thánh được chia cho 10 người con, mỗi người một phần của căn nhà. Đến nay, đại gia đình gồm con, cháu, chắt… vẫn đang chung sống cùng nhau trong khuôn viên mảnh đất 1000m2.Do mong muốn có không gian sinh hoạt riêng, các thành viên trong gia đình chia mảnh đất thành nhiều phần, kết cấu căn nhà vì thế cũng có nhiều thay đổi.Trải qua hơn 100 năm xây dựng, căn nhà về cơ bản vẫn giữ vẹn nguyên lối kiến trúc xưa với mái ngói đỏ, tường vàng, hệ thống nhà nhiều cửa sổ thiết kế hình vòm. Ngoài ra trên tường vẫn còn nguyên nhiều họa tiết hoa văn in nổi.Sau khi chia thành nhiều phần, gia chủ đã xây sửa thêm một vài chi tiếtHai mặt tiền gồm cổng chính nằm trên đường Quán Thánh và cổng phụ phía sau ngôi nhà hướng ra hồ Trúc Bạch được sử dụng để kinh doanh.Đường nét cổ kính với các họa tiết nổi bên ngoài căn nhà vẫn còn nguyên vẹn.Phần sân vườn rộng, ngập tràn cây xanh, trước đây từng được sử dụng để kinh doanh quán cà phê.Theo cô Kim Khánh, con dâu của gia đình, trước đây phần sân trước của biệt thự có 3 cây hoàng lan cổ thụ rất to và đẹp, vào mùa lá rụng, màu vàng của lá hoàng lan ngập tràn trong sân tạo nên khung cảnh nên thơ, dễ chịu. Tuy nhiên, đến nay 3 cây hoàng lan đã không còn để nhường phần diện tích đất cho mục đích sử dụng khác.Cô Khánh cũng cho biết thêm, tất cả các thành viên trong gia đình dù ở thế hệ nào cũng rất yêu quý căn nhà và muốn giữ gìn kiến trúc cũng như nét văn hóa đặc trưng ở đây. Bởi vậy, dù đã nhiều lần được hỏi mua với mức giá “khủng” tuy nhiên mọi người đều không ai đồng ý bán.Được biết, nếu tính theo giá thị trường, mỗi m2 đất mặt đường Quán Thánh có giá trị khoảng 500 - 600 triệu đồng/ m2. Như vậy, nếu cộng gộp tổng diện tích, giá trị của căn biệt thự này có thể được định giá vào khoảng 600 tỷ đồng.
Tại số 172 mặt đường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) có một lối nhỏ kẹp giữa 2 căn nhà xây cao tầng, lối đi này ngắn nhưng dẫn vào không gian gần như tách biệt hoàn toàn với nhịp sống hối hả của thành phố, đó là một căn nhà cổ hơn 100 năm tuổi.
Từng xuất hiện trên bộ phim truyền hình nổi tiếng “Mùa lá rụng trong vườn” được công chiếu vào năm 2001; từng là điểm đến check-in nổi tiếng của giới trẻ khi một phần của căn nhà được sử dụng là quán cà phê sân vườn… nhưng ít ai biết được, lịch sử xây dựng đặc biệt của căn nhà này.
Căn biệt thự có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi đến nay vẫn giữ nguyên vẹn được lối kiến trúc xưa.
Theo tìm hiểu, chủ nhân đầu tiên của căn biệt thự là cụ Ngô Văn Phú, một kiến trúc sư người Việt Nam. Ông Phú cũng là người tự tay thiết kế và thi công ngôi nhà này.
Khoảng năm 1940, sau khi sang Pháp định cư, ông Phú bán lại ngôi biệt thự cho “ông trùm” ngành in Vũ Đình Hiên – chủ xưởng in Vĩnh Thịnh (xưa nằm trên phố Lò Đúc) nức tiếng một thời.
Sau khi cụ Hiên qua đời, căn biệt thự 172 Quán Thánh được chia cho 10 người con, mỗi người một phần của căn nhà. Đến nay, đại gia đình gồm con, cháu, chắt… vẫn đang chung sống cùng nhau trong khuôn viên mảnh đất 1000m2.
Do mong muốn có không gian sinh hoạt riêng, các thành viên trong gia đình chia mảnh đất thành nhiều phần, kết cấu căn nhà vì thế cũng có nhiều thay đổi.
Trải qua hơn 100 năm xây dựng, căn nhà về cơ bản vẫn giữ vẹn nguyên lối kiến trúc xưa với mái ngói đỏ, tường vàng, hệ thống nhà nhiều cửa sổ thiết kế hình vòm. Ngoài ra trên tường vẫn còn nguyên nhiều họa tiết hoa văn in nổi.
Sau khi chia thành nhiều phần, gia chủ đã xây sửa thêm một vài chi tiết
Hai mặt tiền gồm cổng chính nằm trên đường Quán Thánh và cổng phụ phía sau ngôi nhà hướng ra hồ Trúc Bạch được sử dụng để kinh doanh.
Đường nét cổ kính với các họa tiết nổi bên ngoài căn nhà vẫn còn nguyên vẹn.
Phần sân vườn rộng, ngập tràn cây xanh, trước đây từng được sử dụng để kinh doanh quán cà phê.
Theo cô Kim Khánh, con dâu của gia đình, trước đây phần sân trước của biệt thự có 3 cây hoàng lan cổ thụ rất to và đẹp, vào mùa lá rụng, màu vàng của lá hoàng lan ngập tràn trong sân tạo nên khung cảnh nên thơ, dễ chịu. Tuy nhiên, đến nay 3 cây hoàng lan đã không còn để nhường phần diện tích đất cho mục đích sử dụng khác.
Cô Khánh cũng cho biết thêm, tất cả các thành viên trong gia đình dù ở thế hệ nào cũng rất yêu quý căn nhà và muốn giữ gìn kiến trúc cũng như nét văn hóa đặc trưng ở đây. Bởi vậy, dù đã nhiều lần được hỏi mua với mức giá “khủng” tuy nhiên mọi người đều không ai đồng ý bán.
Được biết, nếu tính theo giá thị trường, mỗi m2 đất mặt đường Quán Thánh có giá trị khoảng 500 - 600 triệu đồng/ m2. Như vậy, nếu cộng gộp tổng diện tích, giá trị của căn biệt thự này có thể được định giá vào khoảng 600 tỷ đồng.