Hiện, mùa mận tại Việt Nam đã về cuối vụ, sản lượng chỉ còn ít. Đây cũng là lúc mận Trung Quốc ồ ạt tràn sang, gắn mác "mận Việt Nam". Ảnh: Zing.Mận Trung Quốc xuất hiện từ chợ đầu mối cho đến hàng rong. Trước hết phải kể đến mận đen tím bầm, quả to bằng nắm tay người. Ảnh: VTC14.Bên trong thịt mận có màu vàng, mọng nước, ăn mềm và có vị ngọt. Ảnh: VTC14.Loại mận này thường được người bán quảng cáo là mận Sa Pa nhưng thực chất là mận nhập từ Trung Quốc. Ảnh: Dân Việt.Ở Việt Nam cũng có mận đen nhưng quả nhỏ hơn, chỉ tương đương mận Tam Hoa và số lượng rất ít. Khi ăn có vị chua và đắng. Ảnh: Tamsugiadinh.Người tiêu dùng cũng dễ nhầm mận cơm Trung Quốc với mận cơm Việt Nam. Mận cơm Trung Quốc có đặc điểm vỏ xanh, khi chín có màu hơi vàng, thi thoảng có quả màu đỏ. Ảnh: Tamsugiadinh.Khi ăn mận cơm Trung Quốc khá giòn, ngọt, lúc cắn đôi, hạt sẽ tách rời luôn ra. Ảnh: Nhipsongphunu.Trong khi đó, mận cơm Việt Nam thường có vào đầu mùa, trước mận Tam Hoa và có vị chua, chát, giòn, và không tách rời hạt như mận cơm Trung Quốc. Ảnh: Zing.Có một loại mận Trung Quốc thường gắn mác mận Tam Hoa, khi chín quả to gần bằng ngón chân cái, màu đỏ, có phấn trắng bao bên ngoài. Tuy nhiên, bên trong mận dóc hạt, có vị nhạt. Ảnh: Vietnamnet.Mận Tam Hoa trồng chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà (Lào Cai)...có màu đỏ kèm phấn trắng lấm tấm. Khi ăn có vị ngọt pha lẫn chua, giòn. Ảnh: Cayhoacanh.Theo kinh nghiệm của nhiều lái buôn, mận Trung Quốc thường có lớp vỏ trơn bóng, sạch sẽ, không có lớp phấn trắng ở bên ngoài như mận Việt Nam. Ảnh: Đời sống pháp luật.Mận Việt thường tươi, cứng, có vị chua thanh và giòn. Khi chín có vị ngọt pha lẫn vị chua dịu. Mận Trung Quốc ngọt hơn, ruột mềm và dễ bị nhũn. Ảnh: Phununet.
Hiện, mùa mận tại Việt Nam đã về cuối vụ, sản lượng chỉ còn ít. Đây cũng là lúc mận Trung Quốc ồ ạt tràn sang, gắn mác "mận Việt Nam". Ảnh: Zing.
Mận Trung Quốc xuất hiện từ chợ đầu mối cho đến hàng rong. Trước hết phải kể đến mận đen tím bầm, quả to bằng nắm tay người. Ảnh: VTC14.
Bên trong thịt mận có màu vàng, mọng nước, ăn mềm và có vị ngọt. Ảnh: VTC14.
Loại mận này thường được người bán quảng cáo là mận Sa Pa nhưng thực chất là mận nhập từ Trung Quốc. Ảnh: Dân Việt.
Ở Việt Nam cũng có mận đen nhưng quả nhỏ hơn, chỉ tương đương mận Tam Hoa và số lượng rất ít. Khi ăn có vị chua và đắng. Ảnh: Tamsugiadinh.
Người tiêu dùng cũng dễ nhầm mận cơm Trung Quốc với mận cơm Việt Nam. Mận cơm Trung Quốc có đặc điểm vỏ xanh, khi chín có màu hơi vàng, thi thoảng có quả màu đỏ. Ảnh: Tamsugiadinh.
Khi ăn mận cơm Trung Quốc khá giòn, ngọt, lúc cắn đôi, hạt sẽ tách rời luôn ra. Ảnh: Nhipsongphunu.
Trong khi đó, mận cơm Việt Nam thường có vào đầu mùa, trước mận Tam Hoa và có vị chua, chát, giòn, và không tách rời hạt như mận cơm Trung Quốc. Ảnh: Zing.
Có một loại mận Trung Quốc thường gắn mác mận Tam Hoa, khi chín quả to gần bằng ngón chân cái, màu đỏ, có phấn trắng bao bên ngoài. Tuy nhiên, bên trong mận dóc hạt, có vị nhạt. Ảnh: Vietnamnet.
Mận Tam Hoa trồng chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà (Lào Cai)...có màu đỏ kèm phấn trắng lấm tấm. Khi ăn có vị ngọt pha lẫn chua, giòn. Ảnh: Cayhoacanh.
Theo kinh nghiệm của nhiều lái buôn, mận Trung Quốc thường có lớp vỏ trơn bóng, sạch sẽ, không có lớp phấn trắng ở bên ngoài như mận Việt Nam. Ảnh: Đời sống pháp luật.
Mận Việt thường tươi, cứng, có vị chua thanh và giòn. Khi chín có vị ngọt pha lẫn vị chua dịu. Mận Trung Quốc ngọt hơn, ruột mềm và dễ bị nhũn. Ảnh: Phununet.