Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội đang lưu giữ giống bưởi đỏ quý hiếm (còn gọi là bưởi gấc hay bưởi đỏ "tiến vua"). Dù còn khoảng hơn một tháng nữa mới đến Tết Âm lịch nhưng bưởi đỏ Đông Cao đã gần như “cháy hàng”. Do đây là loại bưởi hiếm nên có giá cao hơn so với các loại bưởi thông thường (dao động 50 000 - 70 000 đồng/1 quả).
Nếu không đặt hàng trước từ sớm, người dân rất khó để có thể mua được giống bưởi quý hiếm này.
Bưởi đỏ Đông Cao gồm hai loại: Bánh men và trái nũm, được ép khuôn tạo hình hai chữ tài - lộc từ lúc quả còn non. Giá bưởi được tạo hình cao hơn nhờ sự kỳ công và độc đáo với mức giá 250.000 đồng/1 quả.
Bưởi đỏ bánh men với hình thù dẹt, tròn được ép khuôn tạo hình thỏi vàng.
Bưởi đỏ trái nũm có thành cao được ép khuôn tạo hình giọt nước. Theo ông Lương Văn Phương - Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã bưởi đỏ Đông Cao, mặc dù chưa đến Tết dương lịch nhưng 80% số bưởi đỏ trong vườn đã được đặt hàng hết.
Bưởi đỏ Đông Cao khi còn non có màu xanh. Quả khi già sẽ chuyển dần sang màu vàng và khi bưởi chín sẽ chuyển sang màu đỏ như trái gấc. Điều đặc biệt, bưởi đỏ từ vỏ đến ruột, thu hoạch vào cuối năm, trùng dịp Tết Nguyên đán nên được người tiêu dùng ưa chuộng, luôn được giá cao và không đủ hàng để bán. Trong ảnh, bưởi đỏ được bao trái để giữ màu và hạn chế sự tấn công và phá hoại của côn trùng, sâu bọ.
Bưởi đỏ được đóng hàng để chuẩn bị tiêu thụ ra thị trường.
Bưởi đỏ Đông Cao được tiêu thụ ở khắp các tỉnh thành từ miền Bắc đến miền Trung - Tây Nguyên và cả miền Nam.
Nông dân thường xuyên tuốt lá để cho cây ra hoa đồng đều.Để mang tới cho khách quả bưởi đạt chất lượng cao, đòi hỏi người nông dân phải chăm sóc cây từ khi còn nhỏ. Trước khi trồng cây giống, đất phải được xử lý kỹ, luống phải đạt tiêu chuẩn đô cao, đảm bảo khoảng cách trồng. Hiện tại, thôn Đông Cao có 100 hộ dân trồng bưởi đỏ. Trung bình, mỗi cây ra 80-100 quả.Bắt đầu từ tháng 8 Âm lịch cây sẽ ra quả bưởi hồng. Đến tháng 10 Âm lịch, bưởi sẽ chuyển sang màu đỏ để thu hoạch vào tháng 12 Âm lịch.Trước Tết Âm lịch, nông dân sẽ bón phân để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.
Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội đang lưu giữ giống bưởi đỏ quý hiếm (còn gọi là bưởi gấc hay bưởi đỏ "tiến vua"). Dù còn khoảng hơn một tháng nữa mới đến Tết Âm lịch nhưng bưởi đỏ Đông Cao đã gần như “cháy hàng”. Do đây là loại bưởi hiếm nên có giá cao hơn so với các loại bưởi thông thường (dao động 50 000 - 70 000 đồng/1 quả).
Nếu không đặt hàng trước từ sớm, người dân rất khó để có thể mua được giống bưởi quý hiếm này.
Bưởi đỏ Đông Cao gồm hai loại: Bánh men và trái nũm, được ép khuôn tạo hình hai chữ tài - lộc từ lúc quả còn non. Giá bưởi được tạo hình cao hơn nhờ sự kỳ công và độc đáo với mức giá 250.000 đồng/1 quả.
Bưởi đỏ bánh men với hình thù dẹt, tròn được ép khuôn tạo hình thỏi vàng.
Bưởi đỏ trái nũm có thành cao được ép khuôn tạo hình giọt nước. Theo ông Lương Văn Phương - Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã bưởi đỏ Đông Cao, mặc dù chưa đến Tết dương lịch nhưng 80% số bưởi đỏ trong vườn đã được đặt hàng hết.
Bưởi đỏ Đông Cao khi còn non có màu xanh. Quả khi già sẽ chuyển dần sang màu vàng và khi bưởi chín sẽ chuyển sang màu đỏ như trái gấc. Điều đặc biệt, bưởi đỏ từ vỏ đến ruột, thu hoạch vào cuối năm, trùng dịp Tết Nguyên đán nên được người tiêu dùng ưa chuộng, luôn được giá cao và không đủ hàng để bán. Trong ảnh, bưởi đỏ được bao trái để giữ màu và hạn chế sự tấn công và phá hoại của côn trùng, sâu bọ.
Bưởi đỏ được đóng hàng để chuẩn bị tiêu thụ ra thị trường.
Bưởi đỏ Đông Cao được tiêu thụ ở khắp các tỉnh thành từ miền Bắc đến miền Trung - Tây Nguyên và cả miền Nam.
Nông dân thường xuyên tuốt lá để cho cây ra hoa đồng đều.
Để mang tới cho khách quả bưởi đạt chất lượng cao, đòi hỏi người nông dân phải chăm sóc cây từ khi còn nhỏ. Trước khi trồng cây giống, đất phải được xử lý kỹ, luống phải đạt tiêu chuẩn đô cao, đảm bảo khoảng cách trồng. Hiện tại, thôn Đông Cao có 100 hộ dân trồng bưởi đỏ. Trung bình, mỗi cây ra 80-100 quả.
Bắt đầu từ tháng 8 Âm lịch cây sẽ ra quả bưởi hồng. Đến tháng 10 Âm lịch, bưởi sẽ chuyển sang màu đỏ để thu hoạch vào tháng 12 Âm lịch.
Trước Tết Âm lịch, nông dân sẽ bón phân để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.