Giống như nhiều ngôi nhà ống khác ở TP HCM, Floating Nest tọa lạc trên một lô đất hẹp (4x12m) trong khu dân cư đông đúc của thành phố, bị các công trình lân cận chắn 3 mặt, chỉ còn có một mặt tiền hướng Tây.Cô chủ đam mê làm vườn mong muốn hơn hết là không gian thoáng đãng, thư thái sau một ngày làm việc mệt mỏi với những mảng xanh dồi dào để thỏa mãn sở thích như ở quê.Để giải quyết các hạn chế đó, đồng thời tăng cường chiếu sáng và thông gió tự nhiên, nhóm kiến trúc sư quyết định bỏ qua tường ngăn trong nhà, sử dụng "cây xanh" và "khoảng trống" để phân tách các không gian chức năng.Căn nhà có 3 khoảng trống lớn: vườn trước và vườn sau, trải dài cả 3 tầng, ngăn cách giữa đường và nhà; giếng trời trung tâm, xuyên suốt 2 tầng trên, ngăn cách cơ quan gia chủ với khu nghỉ ngơi, sân vườn, nơi thờ tự.Các khu vườn nhỏ được sử dụng để ngăn cách nội - ngoại thất; nhà vệ sinh và phòng ngủ hoặc nhà bếp; các phòng ngủ và cầu thang.Thiết kế này tạo ra sự chuyển đổi không gian, đảm bảo tất cả các khu chức năng đều tiếp xúc với thiên nhiên.Vật liệu trong nhà là sự kết hợp giữa đương đại và truyền thống, gợi nhớ đến không gian làng quê Việt Nam như tre, gỗ, kết hợp kính, sắt.Những bức bình phong tre chạy dọc theo chiều dài của mặt tiền bảo vệ toàn bộ ngôi nhà khỏi ánh nắng gay gắt của hướng tây và đảm bảo sự riêng tư.Thanh chắn gió bằng sắt CNC với những hình cắt lá có chức năng như một thiết bị đối lưu ánh sáng và không khí.Sắt CNC còn được dùng làm nan che nắng ban công, cửa cổng ra vào.Tấm sắt mỏng phủ khắp 5 tầng ngôi nhà, được thiết kế để trông giống như treo tự do trên không. Nguồn ảnh: Quang Dam.Video: Biệt thự kỳ dị nhất ở Việt Nam. Nguồn: Tin Tức VTV24
Giống như nhiều ngôi nhà ống khác ở TP HCM, Floating Nest tọa lạc trên một lô đất hẹp (4x12m) trong khu dân cư đông đúc của thành phố, bị các công trình lân cận chắn 3 mặt, chỉ còn có một mặt tiền hướng Tây.
Cô chủ đam mê làm vườn mong muốn hơn hết là không gian thoáng đãng, thư thái sau một ngày làm việc mệt mỏi với những mảng xanh dồi dào để thỏa mãn sở thích như ở quê.
Để giải quyết các hạn chế đó, đồng thời tăng cường chiếu sáng và thông gió tự nhiên, nhóm kiến trúc sư quyết định bỏ qua tường ngăn trong nhà, sử dụng "cây xanh" và "khoảng trống" để phân tách các không gian chức năng.
Căn nhà có 3 khoảng trống lớn: vườn trước và vườn sau, trải dài cả 3 tầng, ngăn cách giữa đường và nhà; giếng trời trung tâm, xuyên suốt 2 tầng trên, ngăn cách cơ quan gia chủ với khu nghỉ ngơi, sân vườn, nơi thờ tự.
Các khu vườn nhỏ được sử dụng để ngăn cách nội - ngoại thất; nhà vệ sinh và phòng ngủ hoặc nhà bếp; các phòng ngủ và cầu thang.
Thiết kế này tạo ra sự chuyển đổi không gian, đảm bảo tất cả các khu chức năng đều tiếp xúc với thiên nhiên.
Vật liệu trong nhà là sự kết hợp giữa đương đại và truyền thống, gợi nhớ đến không gian làng quê Việt Nam như tre, gỗ, kết hợp kính, sắt.
Những bức bình phong tre chạy dọc theo chiều dài của mặt tiền bảo vệ toàn bộ ngôi nhà khỏi ánh nắng gay gắt của hướng tây và đảm bảo sự riêng tư.
Thanh chắn gió bằng sắt CNC với những hình cắt lá có chức năng như một thiết bị đối lưu ánh sáng và không khí.
Sắt CNC còn được dùng làm nan che nắng ban công, cửa cổng ra vào.
Tấm sắt mỏng phủ khắp 5 tầng ngôi nhà, được thiết kế để trông giống như treo tự do trên không. Nguồn ảnh: Quang Dam.
Video: Biệt thự kỳ dị nhất ở Việt Nam. Nguồn: Tin Tức VTV24