Làng cổ Đông Hòa Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang) nổi tiếng với hàng chục căn nhà cổ trên trăm năm tuổi mang lối kiến trúc độc đáo. Trong đó, phải kể đến ngôi nhà cổ của gia đình ông Trần Tuấn Kiệt - được mệnh danh là "Cửu đại mỹ gia" của Việt Nam. Ảnh: Mia Căn nhà có diện tích 1.000m2, được xây dựng vào khoảng năm 1838 với lối kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 3 gian, 2 chái. Ảnh: KiethouseThời điểm xây nhà không có nhiều phương tiện nên phải mất 10 năm ngôi nhà mới hoàn thành. Ảnh: MiaVật liệu chủ đạo của nhà cổ Ông Kiệt đều là gỗ quý. Toàn bộ số lượng gỗ làm nhà đều được nhập về từ Campuchia. Ảnh: NhacoongkietChống đỡ nhà có 108 cây cột, toàn bộ đều được làm từ các loại vật liệu gỗ quý như gỗ lim, gỗ cẩm lai, giáng hương, căm xe...Ảnh: TTXVNTrên các bộ kèo, cột, xiên và vách của ngôi nhà cổ là các hoa văn được chạm khắc công phu. Ảnh: MiaMái nhà lợp ngói âm dương. Ảnh: SaostarKèo cột bên trong được sắp xếp theo kiểu chồng rường chắc chắn. Các liễn đối bên trong và tranh treo tường tại đây đều được cẩn xà cừ hết sức lộng lẫy. Ảnh: NhacoongkietBàn và sập trong căn nhà cổ cũng đều là gỗ quý nguyên tấm đen bóng. Các bộ ghế được chế tác kỳ công. Ảnh: MiaTủ thờ được giữ nguyên bản từ xưa tại gian thờ chính. Ảnh: TTXVNBức hoành phi tại gian chính của nhà cổ Ông Kiệt. Ảnh: TTXVNCổng vào nhà cổ Ông Kiệt. Ảnh: NhacoongkietKhung cảnh giống như một bức tranh. Ảnh: NhacoongkietNăm 2002, tổ chức JICA Nhật Bản sang khảo sát và xác định căn nhà cổ ông Kiệt là một trong những căn nhà đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm đó nhà cổ đang xuống cấp nghiêm trọng, vì thế họ đã quyết định đầu tư tiên trùng tu. Ảnh: NhacoongkietNăm 2004, nhà cổ ông Kiệt hoàn thành việc trùng tu và trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn khách trong nước và quốc tế. Ảnh: NhacoongkietCận cảnh biệt thự đẹp như mơ của diễn viên Mạnh Trường
Làng cổ Đông Hòa Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang) nổi tiếng với hàng chục căn nhà cổ trên trăm năm tuổi mang lối kiến trúc độc đáo. Trong đó, phải kể đến ngôi nhà cổ của gia đình ông Trần Tuấn Kiệt - được mệnh danh là "Cửu đại mỹ gia" của Việt Nam. Ảnh: Mia
Căn nhà có diện tích 1.000m2, được xây dựng vào khoảng năm 1838 với lối kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 3 gian, 2 chái. Ảnh: Kiethouse
Thời điểm xây nhà không có nhiều phương tiện nên phải mất 10 năm ngôi nhà mới hoàn thành. Ảnh: Mia
Vật liệu chủ đạo của nhà cổ Ông Kiệt đều là gỗ quý. Toàn bộ số lượng gỗ làm nhà đều được nhập về từ Campuchia. Ảnh: Nhacoongkiet
Chống đỡ nhà có 108 cây cột, toàn bộ đều được làm từ các loại vật liệu gỗ quý như gỗ lim, gỗ cẩm lai, giáng hương, căm xe...Ảnh: TTXVN
Trên các bộ kèo, cột, xiên và vách của ngôi nhà cổ là các hoa văn được chạm khắc công phu. Ảnh: Mia
Mái nhà lợp ngói âm dương. Ảnh: Saostar
Kèo cột bên trong được sắp xếp theo kiểu chồng rường chắc chắn. Các liễn đối bên trong và tranh treo tường tại đây đều được cẩn xà cừ hết sức lộng lẫy. Ảnh: Nhacoongkiet
Bàn và sập trong căn nhà cổ cũng đều là gỗ quý nguyên tấm đen bóng. Các bộ ghế được chế tác kỳ công. Ảnh: Mia
Tủ thờ được giữ nguyên bản từ xưa tại gian thờ chính. Ảnh: TTXVN
Bức hoành phi tại gian chính của nhà cổ Ông Kiệt. Ảnh: TTXVN
Cổng vào nhà cổ Ông Kiệt. Ảnh: Nhacoongkiet
Khung cảnh giống như một bức tranh. Ảnh: Nhacoongkiet
Năm 2002, tổ chức JICA Nhật Bản sang khảo sát và xác định căn nhà cổ ông Kiệt là một trong những căn nhà đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm đó nhà cổ đang xuống cấp nghiêm trọng, vì thế họ đã quyết định đầu tư tiên trùng tu. Ảnh: Nhacoongkiet
Năm 2004, nhà cổ ông Kiệt hoàn thành việc trùng tu và trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn khách trong nước và quốc tế. Ảnh: Nhacoongkiet