Trước kia, cá kho chỉ là món ăn bình dân ở các gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, vài năm gần đây, cá kho ngày càng được nhiều người ưa chuộng và giá đắt đỏ. Ảnh: Lao độngĐặc biệt, cá trắm được kho ở làng Nhân Hậu, Hà Nam - mảnh đất được cho là nguyên mẫu của làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo, trở thành món ăn đắt đỏ được săn lùng trong dịp Tết. Ảnh: Zing. Cá kho làng Vũ Đại cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu đến quá trình kho. Phải là cá trắm đen, nuôi ít nhất 3 năm. Niêu kho cá được sản xuất từ Nghệ An, vung niêu được làm từ Thanh Hóa để đảm bảo những tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ bền trong quá trình kho. Ảnh: Zing.Củi dùng để kho cá cũng phải là loại củi nhãn ở các vùng Hưng Yên, Hải Dương. Ảnh: InternetBởi thế, một niêu cá nhỏ có giá thấp nhất là 500.000 đồng. Những nồi to hơn có giá lên đến 1,5 - 2 triệu đồng. Ảnh: InternetVốn là món ăn đặc trưng của người vùng cao Tây Bắc, mấy năm nay, thịt trâu gác bếp trở thành đặc sản được ưa chuộng trong dịp Tết. Ảnh: InternetTuy nhiên, giá loại thịt gác bếp này không hề rẻ, trên dưới 1 triệu đồng/kg. Vào ngày Tết, nhiều gia đình sẵn sàng chi tiền triệu mua về để làm đồ nhắm uống bia, rượu. Ảnh: InternetRươi trước kia là món ăn phổ biến của người dân làng quê, giá rất rẻ. Tuy nhiên, với hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như đặc tính chỉ có theo mùa nên dần trở thành đặc sản quý, được nhiều người ưa chuộng vào dịp Tết. Ảnh: InternetVào dịp cận Tết, số lượng rươi có hạn nên giá cao hơn. Rươi kho nồi đất, giá hơn 1 triệu đồng/ nồi. Ảnh: InternetVideo: Lợn chết đã được phù phép thành đặc sản như thế nào? Nguồn: VTV24
Trước kia, cá kho chỉ là món ăn bình dân ở các gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, vài năm gần đây, cá kho ngày càng được nhiều người ưa chuộng và giá đắt đỏ. Ảnh: Lao động
Đặc biệt, cá trắm được kho ở làng Nhân Hậu, Hà Nam - mảnh đất được cho là nguyên mẫu của làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo, trở thành món ăn đắt đỏ được săn lùng trong dịp Tết. Ảnh: Zing.
Cá kho làng Vũ Đại cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu đến quá trình kho. Phải là cá trắm đen, nuôi ít nhất 3 năm. Niêu kho cá được sản xuất từ Nghệ An, vung niêu được làm từ Thanh Hóa để đảm bảo những tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ bền trong quá trình kho. Ảnh: Zing.
Củi dùng để kho cá cũng phải là loại củi nhãn ở các vùng Hưng Yên, Hải Dương. Ảnh: Internet
Bởi thế, một niêu cá nhỏ có giá thấp nhất là 500.000 đồng. Những nồi to hơn có giá lên đến 1,5 - 2 triệu đồng. Ảnh: Internet
Vốn là món ăn đặc trưng của người vùng cao Tây Bắc, mấy năm nay, thịt trâu gác bếp trở thành đặc sản được ưa chuộng trong dịp Tết. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, giá loại thịt gác bếp này không hề rẻ, trên dưới 1 triệu đồng/kg. Vào ngày Tết, nhiều gia đình sẵn sàng chi tiền triệu mua về để làm đồ nhắm uống bia, rượu. Ảnh: Internet
Rươi trước kia là món ăn phổ biến của người dân làng quê, giá rất rẻ. Tuy nhiên, với hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như đặc tính chỉ có theo mùa nên dần trở thành đặc sản quý, được nhiều người ưa chuộng vào dịp Tết. Ảnh: Internet
Vào dịp cận Tết, số lượng rươi có hạn nên giá cao hơn. Rươi kho nồi đất, giá hơn 1 triệu đồng/ nồi. Ảnh: Internet
Video: Lợn chết đã được phù phép thành đặc sản như thế nào? Nguồn: VTV24