Đến thăm trang trại nuôi chim câu của anh Hùng, chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân tỉnh về mô hình điển hình nuôi chim câu ở tỉnh Bắc Ninh với quy mô lớn và được đầu tư bài bản. Tiếp chuyện với phóng viên là chàng trai thư sinh có lối nói chuyện dễ mến. Anh Ngô Quang Hùng – chủ trang trại cho biết, anh vốn tốt nghiệp ngành công nghệ điện tử, Trường Cao đẳng Công nghiệp. Tuy nhiên, sau khi ra trường, công việc không được như ý, anh Hùng quyết định về quê làm nông.Anh Hùng bảo, trước khi đến với nghề nuôi câu, anh từng chăn nuôi lợn, gà nhưng đều không hiệu quả. Năm 2012, anh tình cờ xem trên ti vi thấy có mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho hiệu quả kinh tế cao, thế là quyết định đầu tư nuôi chim.Tuy nhiên, anh Hùng không nóng vội đầu tư nuôi chim ngay mà dành hẳn 1 năm để tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi chim từ các chuyên gia cho đến các hộ nuôi nuôi chim ở các tỉnh lân cận. Đến năm 2013, sau khi đã tích lũy được kha khá kinh nghiệm, anh Hùng mới nuôi 150 cặp chim bố mẹ với tổng số vốn đầu tư hơn 100 triệu đồng. Sau 6 tháng chăm bẵm, những chú chim câu non lứa đầu tiên đã được xuất bán, gia đình anh thu về hơn 30 triệu đồng tiền lãi.Thấy nuôi chim cầu vừa nhàn, cho thu nhập cao và quan trọng là nhu cầu thị trường còn rất lớn, anh Hùng quyết định đầu tư mở rộng quy mô chuồng nuôi, tăng số lượng chim bố mẹ lên tới 700 cặp năm 2015 rồi đến 1.500 cặp chim bố mẹ như hiện nay.Điều đáng nói, tuy nuôi chim câu với số lượng “khủng”, nhưng anh Hùng khá nhàn nhã. Hiện, 2 vợ chồng anh Hùng đều ở nhà nhưng toàn bộ việc chăm sóc chim câu đều do 1 tay anh Hùng đảm nhận. Nhiều chị em ở thôn Thi Xá gọi anh Hùng là “soái ca nhà người ta” vì vừa chăm chỉ, kiếm tiền giỏi lại yêu chiều vợ con.Theo anh Hùng, trong những ngày hè nắng nóng, trứng chim câu thường bị ung, hỏng rất nhiều. Để khắc phục, anh Hùng thường lấy trứng chim câu cho vào máy ấp, còn để chim câu ấp trứng… giả. Nhờ vậy, tỷ lệ trứng chim câu nở lên đến 90%.Theo anh Hùng, trong những ngày hè nắng nóng, trứng chim câu thường bị ung, hỏng rất nhiều. Để khắc phục, anh Hùng thường lấy trứng chim câu cho vào máy ấp, còn để chim câu ấp trứng… giả. Nhờ vậy, tỷ lệ trứng chim câu nở lên đến 90%.Với tổng diện tích 300 m2, mỗi tháng anh Hùng xuất bán hơn 700 cặp chim thịt với giá 110.000 – 140.000 đồng/cặp, thu về hơn 70 triệu đồng mỗi tháng. Bấm đốt ngón tay, anh Hùng thổ lộ với Nhà nông/Dân Việt cho biết, trừ hết mọi chi phí, anh còn thu lãi hơn 30 triệu đồng/tháng từ nuôi chim câu.Theo anh Hùng, so với chăn nuôi lợn gà như hiện nay thì nuôi chim câu không cần vốn đầu tư quá lớn mà lại có thu nhập khá. Điểm quan trọng là, hiện nay nguồn cung chim bồ câu thương phẩm mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% thị trường, nên việc tiêu thụ khá dễ dàng. Chính vì vậy, cùng với việc mở rộng quy mô nuôi chim câu, anh Hùng còn liên kết với hàng chục hộ nuôi chim câu trên địa bàn huyện Quế Võ để hỗ trợ nhau cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đến thăm trang trại nuôi chim câu của anh Hùng, chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân tỉnh về mô hình điển hình nuôi chim câu ở tỉnh Bắc Ninh với quy mô lớn và được đầu tư bài bản. Tiếp chuyện với phóng viên là chàng trai thư sinh có lối nói chuyện dễ mến. Anh Ngô Quang Hùng – chủ trang trại cho biết, anh vốn tốt nghiệp ngành công nghệ điện tử, Trường Cao đẳng Công nghiệp. Tuy nhiên, sau khi ra trường, công việc không được như ý, anh Hùng quyết định về quê làm nông.
Anh Hùng bảo, trước khi đến với nghề nuôi câu, anh từng chăn nuôi lợn, gà nhưng đều không hiệu quả. Năm 2012, anh tình cờ xem trên ti vi thấy có mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho hiệu quả kinh tế cao, thế là quyết định đầu tư nuôi chim.
Tuy nhiên, anh Hùng không nóng vội đầu tư nuôi chim ngay mà dành hẳn 1 năm để tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi chim từ các chuyên gia cho đến các hộ nuôi nuôi chim ở các tỉnh lân cận. Đến năm 2013, sau khi đã tích lũy được kha khá kinh nghiệm, anh Hùng mới nuôi 150 cặp chim bố mẹ với tổng số vốn đầu tư hơn 100 triệu đồng. Sau 6 tháng chăm bẵm, những chú chim câu non lứa đầu tiên đã được xuất bán, gia đình anh thu về hơn 30 triệu đồng tiền lãi.
Thấy nuôi chim cầu vừa nhàn, cho thu nhập cao và quan trọng là nhu cầu thị trường còn rất lớn, anh Hùng quyết định đầu tư mở rộng quy mô chuồng nuôi, tăng số lượng chim bố mẹ lên tới 700 cặp năm 2015 rồi đến 1.500 cặp chim bố mẹ như hiện nay.
Điều đáng nói, tuy nuôi chim câu với số lượng “khủng”, nhưng anh Hùng khá nhàn nhã. Hiện, 2 vợ chồng anh Hùng đều ở nhà nhưng toàn bộ việc chăm sóc chim câu đều do 1 tay anh Hùng đảm nhận. Nhiều chị em ở thôn Thi Xá gọi anh Hùng là “soái ca nhà người ta” vì vừa chăm chỉ, kiếm tiền giỏi lại yêu chiều vợ con.
Theo anh Hùng, trong những ngày hè nắng nóng, trứng chim câu thường bị ung, hỏng rất nhiều. Để khắc phục, anh Hùng thường lấy trứng chim câu cho vào máy ấp, còn để chim câu ấp trứng… giả. Nhờ vậy, tỷ lệ trứng chim câu nở lên đến 90%.
Theo anh Hùng, trong những ngày hè nắng nóng, trứng chim câu thường bị ung, hỏng rất nhiều. Để khắc phục, anh Hùng thường lấy trứng chim câu cho vào máy ấp, còn để chim câu ấp trứng… giả. Nhờ vậy, tỷ lệ trứng chim câu nở lên đến 90%.
Với tổng diện tích 300 m2, mỗi tháng anh Hùng xuất bán hơn 700 cặp chim thịt với giá 110.000 – 140.000 đồng/cặp, thu về hơn 70 triệu đồng mỗi tháng. Bấm đốt ngón tay, anh Hùng thổ lộ với Nhà nông/Dân Việt cho biết, trừ hết mọi chi phí, anh còn thu lãi hơn 30 triệu đồng/tháng từ nuôi chim câu.
Theo anh Hùng, so với chăn nuôi lợn gà như hiện nay thì nuôi chim câu không cần vốn đầu tư quá lớn mà lại có thu nhập khá. Điểm quan trọng là, hiện nay nguồn cung chim bồ câu thương phẩm mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% thị trường, nên việc tiêu thụ khá dễ dàng. Chính vì vậy, cùng với việc mở rộng quy mô nuôi chim câu, anh Hùng còn liên kết với hàng chục hộ nuôi chim câu trên địa bàn huyện Quế Võ để hỗ trợ nhau cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.