Chợ Nhớn là khu chợ dân sinh lớn nằm trên địa bàn phường Tiền An, TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), được đầu tư xây dựng từ năm 1991 với diện tích 5.600m2, trong đó 360m2 là khuôn viên, 340m2 là đường giao thông, diện tích sử dụng cho hoạt động kinh doanh khoảng là 4.900m2 (bao gồm các điểm kinh doanh và giao thông nội bộ).Trước đây, thời kỳ kinh doanh hiệu quả, chợ Nhớn có khoảng 270 hộ tiểu thương kinh doanh phục vụ nhu cầu thiết yếu cuộc sống của người dân xung quanh. Các mặt hàng thường xuyên, chủ yếu như: Hàng khô, quần áo, giầy dép, hàng mã, lương thực, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu…Tuy nhiên theo quyết định số 1541/UBND-KT, ngày 14/7/2022 của UBND TP Bắc Ninh, chợ Nhớn sẽ tạm dừng hoạt động kể từ ngày 22/7/2022, với lý do chợ có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.UBND TP Bắc Ninh sau đó tổ chức họp nghiên cứu phương án giải quyết cho các tiểu thương ở chợ Nhớn đến một số chợ trên địa bàn để tiếp tục hoạt động kinh doanh, như: Chợ Vũ Ninh, phường Vũ Ninh; chợ Thị Chung, phường Kinh Bắc; chợ Bồ Sơn, chợ Xuân Ổ A, phường Võ Cường.Các tiểu thương cho rằng, lý do mà BQL chợ Nhớn, UBND phường Tiền An và TP Bắc Ninh đưa ra để dừng hoạt động chợ là không thuyết phục. Trước khi dừng hoạt động, BQL chợ không triệu tập các hộ kinh doanh, không có cuộc họp nào với các hộ kinh doanh. Nếu nói về an toàn PCCC thì những khu chợ được giới thiệu không thể tốt hơn chợ Nhớn.Kể từ thời điểm chợ Nhớn đóng cửa, đến nay đã hơn 1 năm, cuộc sống của nhiều tiểu thương rơi vào tình cảnh khó khăn. Một số người khác thì rơi vào cảnh thất nghiệp, không có công ăn việc làm, có người phải bán nhà để trả nợ ngân hàng vì vay mượn để nhập hàng nhưng do chợ Nhớn đột ngột đóng cửa khiến họ không thể tiếp tục buôn bán.Chia sẻ với PV, ông Trần Công Thành (tiểu thương buôn bán hàng quần áo, valy tại chợ Nhớn) cho biết: "Hàng chục năm qua, chúng tôi hoạt động kinh doanh buôn bán ổn định ở chợ dân sinh truyền thống này, đây cũng là nguồn thu nhập chính của các hộ. Tất cả các hộ buôn bán kinh doanh ở tầng 1, còn tầng 2 BQL chợ sử dụng để làm kho chứa hàng hóa, chủ yếu đồ vàng mã. Hàng năm các tiểu thương thực hiện đóng thuế, phí đầy đủ theo quy định của Nhà nước”.“Ngày 16/7/2022, BQL chợ đã cắt toàn bộ điện, nước của các hộ kinh doanh và khóa cửa nhà vệ sinh của chợ. BQL chợ, phường và thành phố đưa ra rất nhiều lý do chợ không đủ an toàn PCCC, thậm chí BQL còn biến 2 bể chứa nước lớn của chợ thành 2 bể phốt. Mấy chục năm qua, chợ chưa từng xảy ra cháy vì tiểu thương tự bảo quản rất tốt"- ông Trần Công Thành chia sẻ.Trước đó, sau nhiều lần tiểu thương chợ Nhớn kiến nghị, ngày 26/7/2022, UBND TP Bắc Ninh, BQL chợ cùng các đơn vị có liên quan có buổi đối thoại với các hộ. Tại buổi đối thoại, UBND TP Bắc Ninh chỉ đồng ý để các hộ kinh doanh hoạt động ở phía bên ngoài chợ Nhớn, còn bên trong chợ vẫn tạm dừng hoạt động và vẫn không được cấp điện.“Hơn 1 năm nay, chợ đóng cửa khiến cuộc sống gia đình tôi càng chật vật. Nguồn thu không ổn định, trong khi một mình tôi phải nuôi 5 miệng ăn trong nhà. Chúng tôi đã làm đơn kiến nghị, gửi nhiều lần đến các cấp chính quyền địa phương Bắc Ninh nhưng đến nay chợ Nhớn vẫn đóng cửa, bỏ không”- tiểu thương Lê Thị Nguyệt (người đầu tiên bên phải; buôn bán hàng sành sứ) buồn rầu nói.Tiểu thương cố gắng bám trụ mặt ngoài chợ Nhớn để buôn bán nhưng không ăn thua.Vì mưu sinh, dưới tiết trời nắng nóng, oi bức nhiều tiểu thương lớn tuổi vẫn cố gắng bám trụ mặt ngoài chợ để buôn bán.Các tiểu thương đều cho rằng đã đóng góp phần xây dựng nên truyền thống văn hóa chợ Nhớn hàng chục năm qua.Mong muốn của các tiểu thương chỉ mong sao chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Ninh nhanh chóng sửa chữa, mở lại cửa chợ Nhớn để người dân sớm được vào kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Chợ Nhớn là khu chợ dân sinh lớn nằm trên địa bàn phường Tiền An, TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), được đầu tư xây dựng từ năm 1991 với diện tích 5.600m2, trong đó 360m2 là khuôn viên, 340m2 là đường giao thông, diện tích sử dụng cho hoạt động kinh doanh khoảng là 4.900m2 (bao gồm các điểm kinh doanh và giao thông nội bộ).
Trước đây, thời kỳ kinh doanh hiệu quả, chợ Nhớn có khoảng 270 hộ tiểu thương kinh doanh phục vụ nhu cầu thiết yếu cuộc sống của người dân xung quanh. Các mặt hàng thường xuyên, chủ yếu như: Hàng khô, quần áo, giầy dép, hàng mã, lương thực, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu…
Tuy nhiên theo quyết định số 1541/UBND-KT, ngày 14/7/2022 của UBND TP Bắc Ninh, chợ Nhớn sẽ tạm dừng hoạt động kể từ ngày 22/7/2022, với lý do chợ có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
UBND TP Bắc Ninh sau đó tổ chức họp nghiên cứu phương án giải quyết cho các tiểu thương ở chợ Nhớn đến một số chợ trên địa bàn để tiếp tục hoạt động kinh doanh, như: Chợ Vũ Ninh, phường Vũ Ninh; chợ Thị Chung, phường Kinh Bắc; chợ Bồ Sơn, chợ Xuân Ổ A, phường Võ Cường.
Các tiểu thương cho rằng, lý do mà BQL chợ Nhớn, UBND phường Tiền An và TP Bắc Ninh đưa ra để dừng hoạt động chợ là không thuyết phục. Trước khi dừng hoạt động, BQL chợ không triệu tập các hộ kinh doanh, không có cuộc họp nào với các hộ kinh doanh. Nếu nói về an toàn PCCC thì những khu chợ được giới thiệu không thể tốt hơn chợ Nhớn.
Kể từ thời điểm chợ Nhớn đóng cửa, đến nay đã hơn 1 năm, cuộc sống của nhiều tiểu thương rơi vào tình cảnh khó khăn. Một số người khác thì rơi vào cảnh thất nghiệp, không có công ăn việc làm, có người phải bán nhà để trả nợ ngân hàng vì vay mượn để nhập hàng nhưng do chợ Nhớn đột ngột đóng cửa khiến họ không thể tiếp tục buôn bán.
Chia sẻ với PV, ông Trần Công Thành (tiểu thương buôn bán hàng quần áo, valy tại chợ Nhớn) cho biết: "Hàng chục năm qua, chúng tôi hoạt động kinh doanh buôn bán ổn định ở chợ dân sinh truyền thống này, đây cũng là nguồn thu nhập chính của các hộ. Tất cả các hộ buôn bán kinh doanh ở tầng 1, còn tầng 2 BQL chợ sử dụng để làm kho chứa hàng hóa, chủ yếu đồ vàng mã. Hàng năm các tiểu thương thực hiện đóng thuế, phí đầy đủ theo quy định của Nhà nước”.
“Ngày 16/7/2022, BQL chợ đã cắt toàn bộ điện, nước của các hộ kinh doanh và khóa cửa nhà vệ sinh của chợ. BQL chợ, phường và thành phố đưa ra rất nhiều lý do chợ không đủ an toàn PCCC, thậm chí BQL còn biến 2 bể chứa nước lớn của chợ thành 2 bể phốt. Mấy chục năm qua, chợ chưa từng xảy ra cháy vì tiểu thương tự bảo quản rất tốt"- ông Trần Công Thành chia sẻ.
Trước đó, sau nhiều lần tiểu thương chợ Nhớn kiến nghị, ngày 26/7/2022, UBND TP Bắc Ninh, BQL chợ cùng các đơn vị có liên quan có buổi đối thoại với các hộ. Tại buổi đối thoại, UBND TP Bắc Ninh chỉ đồng ý để các hộ kinh doanh hoạt động ở phía bên ngoài chợ Nhớn, còn bên trong chợ vẫn tạm dừng hoạt động và vẫn không được cấp điện.
“Hơn 1 năm nay, chợ đóng cửa khiến cuộc sống gia đình tôi càng chật vật. Nguồn thu không ổn định, trong khi một mình tôi phải nuôi 5 miệng ăn trong nhà. Chúng tôi đã làm đơn kiến nghị, gửi nhiều lần đến các cấp chính quyền địa phương Bắc Ninh nhưng đến nay chợ Nhớn vẫn đóng cửa, bỏ không”- tiểu thương Lê Thị Nguyệt (người đầu tiên bên phải; buôn bán hàng sành sứ) buồn rầu nói.
Tiểu thương cố gắng bám trụ mặt ngoài chợ Nhớn để buôn bán nhưng không ăn thua.
Vì mưu sinh, dưới tiết trời nắng nóng, oi bức nhiều tiểu thương lớn tuổi vẫn cố gắng bám trụ mặt ngoài chợ để buôn bán.
Các tiểu thương đều cho rằng đã đóng góp phần xây dựng nên truyền thống văn hóa chợ Nhớn hàng chục năm qua.
Mong muốn của các tiểu thương chỉ mong sao chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Ninh nhanh chóng sửa chữa, mở lại cửa chợ Nhớn để người dân sớm được vào kinh doanh, ổn định cuộc sống.