Cam Khe Mây ở xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) được xem là một trong những đặc sản ở các tỉnh miền Trung. Người dân địa phương cho biết nguồn gốc của giống cam có từ hàng chục năm trước."Cam Khe Mây từ lâu nổi tiếng với vị ngọt, thơm mát. So với các giống cam ở miền Bắc thì cam khe mây có ngoại hình không mấy bắt mắt song có vị ngọt đặc trưng, thơm mát. Toàn xã có hơn 320 ha cam, loài quả này giúp người dân có thêm thu nhập đáng kể, ổn định cuộc sống", ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã Hương Đô (huyện Hương Khê), cho hay.Anh Đinh Công Việt Minh (34 tuổi, trú xã Hương Đô) cho biết gia đình có hơn 30 năm trồng cam Khe Mây. "Với hơn 1.000 gốc cam, chủ yếu là các loại cam mát, V2, Xã Đoài, năm nay ước đạt khoảng 9 tấn. Mỗi kg cam tại vườn hiện được bán với giá 60.000-90.000 đồng", anh nói.Người dân địa phương cho biết thời tiết năm nay mưa nhiều, nồng ẩm khiến sâu bệnh, kiến và các loại côn trùng phát triển, ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và gây hại nhiều hơn cho cam.Để tránh sâu bệnh, kiến phá hoại quả, người trồng cam dùng túi bọc hoặc màn để ngăn côn trùng xâm nhập. Mỗi túi bọc cam có giá 400-500 đồng, sẽ được dùng liên tục trong 2 năm."Hơn 800 gốc cam, song thời tiết khắc nghiệt khiến cây cho quả ít hơn. Ước tính năm nay cả vườn đạt khoảng 5 tấn cam, trừ chi phí cũng thu về 200-300 triệu đồng", anh Công Đức (36 tuổi, trú xã Hương Đô), nói và cho biết thương hiệu cam Phương Oánh được anh tiếp nối gia đình duy trì hơn 30 năm qua.Theo người dân địa phương, tuổi đời trung bình của cây cam khoảng 20-25 năm, nhưng nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ kéo dài được tuổi thọ lên gấp đôi. Sau mỗi kỳ thu hoạch, người trồng cam sẽ tỉa cành, bón thúc phân chuồng, vôi cho cây tái tạo lại dưỡng chất cho vụ sau."Cam Khe Mây có vị đặc trưng, ngọt mát song mỗi lần hái phải nếm thử để đảm bảo hương vị. Ngoài ra, mỗi vườn khi chọn được cây cam ngon sẽ chiết cành để duy trì giống tốt", anh Nguyễn Văn Trung (xã Hương Đô) chia sẻ.Cam Khe Mây hiện được cung ứng ra các thị trường trong nước, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, TP Vinh...Cây cam được trồng xen kẽ, cách nhau khoảng 3 m. Trồng sang năm thứ hai, cây bắt đầu cho quả. Loại cây này phù hợp với vùng đất dốc, ráo nước.Ông Nguyễn Văn Khánh (64 tuổi, trú xã Hương Đô), nói rằng ngoài sản xuất nông nghiệp thì kinh tế vườn đồi giúp người dân có thêm thu nhập, cuộc sống ổn định hơn.Ngành nông nghiệp huyện Hương Khê thống kê toàn huyện có hơn 2.000 ha cam, trong đó gần 1.700 ha đã cho thu hoạch với sản lượng gần 16.500 tấn. Hiện, cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được dán tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu khi đưa ra thị trường. "Cam đem lại cuộc sống ổn định cho người dân và là đại diện cho hình ảnh phát triển nông nghiệp địa phương", vị lãnh đạo Phòng NN&PTNN huyện Hương Khê, nói.
Cam Khe Mây ở xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) được xem là một trong những đặc sản ở các tỉnh miền Trung. Người dân địa phương cho biết nguồn gốc của giống cam có từ hàng chục năm trước.
"Cam Khe Mây từ lâu nổi tiếng với vị ngọt, thơm mát. So với các giống cam ở miền Bắc thì cam khe mây có ngoại hình không mấy bắt mắt song có vị ngọt đặc trưng, thơm mát. Toàn xã có hơn 320 ha cam, loài quả này giúp người dân có thêm thu nhập đáng kể, ổn định cuộc sống", ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã Hương Đô (huyện Hương Khê), cho hay.
Anh Đinh Công Việt Minh (34 tuổi, trú xã Hương Đô) cho biết gia đình có hơn 30 năm trồng cam Khe Mây. "Với hơn 1.000 gốc cam, chủ yếu là các loại cam mát, V2, Xã Đoài, năm nay ước đạt khoảng 9 tấn. Mỗi kg cam tại vườn hiện được bán với giá 60.000-90.000 đồng", anh nói.
Người dân địa phương cho biết thời tiết năm nay mưa nhiều, nồng ẩm khiến sâu bệnh, kiến và các loại côn trùng phát triển, ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và gây hại nhiều hơn cho cam.
Để tránh sâu bệnh, kiến phá hoại quả, người trồng cam dùng túi bọc hoặc màn để ngăn côn trùng xâm nhập. Mỗi túi bọc cam có giá 400-500 đồng, sẽ được dùng liên tục trong 2 năm.
"Hơn 800 gốc cam, song thời tiết khắc nghiệt khiến cây cho quả ít hơn. Ước tính năm nay cả vườn đạt khoảng 5 tấn cam, trừ chi phí cũng thu về 200-300 triệu đồng", anh Công Đức (36 tuổi, trú xã Hương Đô), nói và cho biết thương hiệu cam Phương Oánh được anh tiếp nối gia đình duy trì hơn 30 năm qua.
Theo người dân địa phương, tuổi đời trung bình của cây cam khoảng 20-25 năm, nhưng nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ kéo dài được tuổi thọ lên gấp đôi. Sau mỗi kỳ thu hoạch, người trồng cam sẽ tỉa cành, bón thúc phân chuồng, vôi cho cây tái tạo lại dưỡng chất cho vụ sau.
"Cam Khe Mây có vị đặc trưng, ngọt mát song mỗi lần hái phải nếm thử để đảm bảo hương vị. Ngoài ra, mỗi vườn khi chọn được cây cam ngon sẽ chiết cành để duy trì giống tốt", anh Nguyễn Văn Trung (xã Hương Đô) chia sẻ.
Cam Khe Mây hiện được cung ứng ra các thị trường trong nước, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, TP Vinh...
Cây cam được trồng xen kẽ, cách nhau khoảng 3 m. Trồng sang năm thứ hai, cây bắt đầu cho quả. Loại cây này phù hợp với vùng đất dốc, ráo nước.
Ông Nguyễn Văn Khánh (64 tuổi, trú xã Hương Đô), nói rằng ngoài sản xuất nông nghiệp thì kinh tế vườn đồi giúp người dân có thêm thu nhập, cuộc sống ổn định hơn.
Ngành nông nghiệp huyện Hương Khê thống kê toàn huyện có hơn 2.000 ha cam, trong đó gần 1.700 ha đã cho thu hoạch với sản lượng gần 16.500 tấn. Hiện, cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được dán tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu khi đưa ra thị trường. "Cam đem lại cuộc sống ổn định cho người dân và là đại diện cho hình ảnh phát triển nông nghiệp địa phương", vị lãnh đạo Phòng NN&PTNN huyện Hương Khê, nói.