Theo đó, sân bay bận rộn nhất châu Á và thứ 2 thế giới là Sân bay quốc tế Beijing Capital với gần 101 triệu hành khách. Khi Daxing Airport đi vào hoạt động, Beijing Capital không đóng cửa mà sẽ tiếp tục là nơi đóng quân của các hãng như Air China hay Hainan Airlines.Dù không có trang thiết bị tối tân như Singapore hay hiện đại như Seoul Incheon nhưng sân bay Tokyo Haneda đạt đến đỉnh cao của sự hiệu quả với hơn 87 triệu hành khách năm 2018.Đây cũng là sân bay bận rộn thứ 5 thế giới và thường xuyên góp mặt ở vị trí xếp hạng cao về mức độ sạch sẽ.Đón hơn 74 triệu khách trong năm qua, sân bay quốc tế Hong Kong xếp vị trí thứ 3 và đứng thứ 8 trong danh sách sân bay nhộn nhịp nhất trên thế giới.Sân bay quốc tế Shanghai Pudong mới mở từ năm 1999 nhưng đã mở rộng để bao gồm nhà ga vệ tinh lớn nhất thế giới. Hiện nay, sân bay Pudong có thể tiếp đón 80 triệu lượt khách mỗi năm mà không cần phải mở rộng thêm nữa.Sân bay quốc tế Indira Gandhi tại Delhi (Ấn Độ) trở thành thị trường hàng không lớn thứ 3 thế giới vào năm 2018. Đây cũng là sân bay nhộn nhịp nhất Ấn Độ và thứ 12 thế giới.Sân bay quốc tế Guangzhou Baiyun đi vào hoạt động năm 2004 để phục vụ nhu cầu của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Guangdong Biayun là sân bay nhộn nhịp thứ 3 tại Trung Quốc và thứ 13 của thế giới.Sân bay quốc tế Incheon (Seoul, Hàn Quốc) là nơi du lịch hàng không đang phát triển nhanh với các công nghệ tối tân. Sân bay có khả năng đón 70 triệu lượt hành khách và sở hữu không gian rộng rãi.Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta tại thủ đô Jakarta (Indonesia) đòn gần 68,4 triệu khách trong năm 2018. Tại đây, khách sẽ đi qua nhà ga số 1 đông đúc, nhà ga số 3 mới cực kì hiện đại hay nhà ga số 2 với thiết kế độc đáo.2019 là lần thứ 7 liên tiếp, Sân bay Changi tại Singapore trở thành trung tâm hàng không tốt nhất thế giới. Bốn nhà ga tại sân bay đều mang đến những trải nghiệm hết sức khác biệt cho hành khách. Nguồn ảnh: CNN.Video: Sân bay Tân Sơn Nhất có thể mở rộng. Nguồn: VTC1.
Theo đó, sân bay bận rộn nhất châu Á và thứ 2 thế giới là Sân bay quốc tế Beijing Capital với gần 101 triệu hành khách. Khi Daxing Airport đi vào hoạt động, Beijing Capital không đóng cửa mà sẽ tiếp tục là nơi đóng quân của các hãng như Air China hay Hainan Airlines.
Dù không có trang thiết bị tối tân như Singapore hay hiện đại như Seoul Incheon nhưng sân bay Tokyo Haneda đạt đến đỉnh cao của sự hiệu quả với hơn 87 triệu hành khách năm 2018.
Đây cũng là sân bay bận rộn thứ 5 thế giới và thường xuyên góp mặt ở vị trí xếp hạng cao về mức độ sạch sẽ.
Đón hơn 74 triệu khách trong năm qua, sân bay quốc tế Hong Kong xếp vị trí thứ 3 và đứng thứ 8 trong danh sách sân bay nhộn nhịp nhất trên thế giới.
Sân bay quốc tế Shanghai Pudong mới mở từ năm 1999 nhưng đã mở rộng để bao gồm nhà ga vệ tinh lớn nhất thế giới. Hiện nay, sân bay Pudong có thể tiếp đón 80 triệu lượt khách mỗi năm mà không cần phải mở rộng thêm nữa.
Sân bay quốc tế Indira Gandhi tại Delhi (Ấn Độ) trở thành thị trường hàng không lớn thứ 3 thế giới vào năm 2018. Đây cũng là sân bay nhộn nhịp nhất Ấn Độ và thứ 12 thế giới.
Sân bay quốc tế Guangzhou Baiyun đi vào hoạt động năm 2004 để phục vụ nhu cầu của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Guangdong Biayun là sân bay nhộn nhịp thứ 3 tại Trung Quốc và thứ 13 của thế giới.
Sân bay quốc tế Incheon (Seoul, Hàn Quốc) là nơi du lịch hàng không đang phát triển nhanh với các công nghệ tối tân. Sân bay có khả năng đón 70 triệu lượt hành khách và sở hữu không gian rộng rãi.
Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta tại thủ đô Jakarta (Indonesia) đòn gần 68,4 triệu khách trong năm 2018. Tại đây, khách sẽ đi qua nhà ga số 1 đông đúc, nhà ga số 3 mới cực kì hiện đại hay nhà ga số 2 với thiết kế độc đáo.
2019 là lần thứ 7 liên tiếp, Sân bay Changi tại Singapore trở thành trung tâm hàng không tốt nhất thế giới. Bốn nhà ga tại sân bay đều mang đến những trải nghiệm hết sức khác biệt cho hành khách. Nguồn ảnh: CNN.
Video: Sân bay Tân Sơn Nhất có thể mở rộng. Nguồn: VTC1.