Từ bỏ công việc nhàn nhã ở thành phố, chị Thúy về quê làm kinh tế bằng việc trồng hoa hồng cổ.
Lặn lội khắp các tỉnh thành để học hỏi về cách trồng các loại hoa suốt nhiều tháng liền, sẵn mảnh đất hơn 2ha trồng đủ các loại ngô, đậu, lạc và một số cây ăn quả nhưng không hiệu quả của bố mẹ, chị quyết tâm bắt tay cải tạo đất trồng hoa.
Theo chị, riêng tiền thuê máy móc, thiết bị, phân hữu cơ và nhân công cải tạo đất đã hết hơn 200 triệu. “Tôi mua trấu về đốt thành tro rồi mua phân bò về ủ cùng, thêm phân vi sinh để trồng hoa hoàn toàn theo hướng hữu cơ nên mất khá nhiều thời gian”, chị Thúy kể.
Hơn 15 năm làm việc ở thành phố, chị Thúy chọn khởi nghiệp nông nghiệp bằng con đường "trải đầy gai và hoa hồng".
Hết công việc làm đất đến việc chọn giống, mua giống, chia đất thành từng khu riêng biệt với nhiều diện tích để trồng các loại hồng khác nhau. Ngoài ra, thời tiết miền Trung vào mùa hè cực kỳ nắng nóng, để có nước tưới hoa, chị còn làm thêm 2 cái ao rộng đồng thời trồng thêm hàng trăm gốc cây ăn quả như xoài, vải, mít, nhãn để làm bóng mát và điểm nhấn cho trang trại.
“Giống hoa hồng dạo đó rất đắt, riêng tiền giống là khoảng 500 triệu đồng. Tôi phải đi về tận Nam Định để mua hàng nhìn cành hoa giống bé xíu, nhỏ hơn đầu đũa ăn cơm với giá 100.000 đồng hay lên Lào Cai mua những gốc hồng lâu năm hơn với giá từ 400.000 đồng đến 5 triệu đồng/gốc”, chị Thúy cho hay.Mảnh đất hơn 2ha được phủ kín bằng gần 20 loại hồng cổ với hơn 3.000 gốc hồng.
Chỉ sau 1 năm, toàn bộ khu đất rộng mênh mông đã được phủ kín bằng gần 20 loại hoa hồng cổ với hơn 3.000 gốc hồng. Sau 2 năm, khi cây phát triển ổn định, chị vừa chăm sóc cây, vừa chiết cành bán giống và bán cây thương phẩm. Khoảng 3 năm gần đây, trang trại hoa hồng của chị cho doanh thu trên 500 triệu đồng/năm, trừ chi phí mỗi năm chị Thúy lãi khoảng 300 triệu đồng.
Đầu năm 2020, chị bắt đầu tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng và mua thêm máy móc để chế biến các sản phẩm từ bông hoa hồng với chi phí khoảng 500 triệu đồng.
“Tôi trang bị máy sấy lạnh, máy nghiền bột và 3 nồi chưng cất tinh dầu với các kích cỡ khác nhau để làm trà hoa hồng, nước hoa hồng và bột hoa hồng. Vừa làm vừa học hỏi và chọn giống phù hợp nhất với từng sản phẩm như chọn loại hoa thơm nhất, nhiều tinh dầu nhất để chưng cất nước hoa hồng; chọn loại màu sắc đẹp để sấy làm trà…”, chị Thúy thông tin.Hoa hồng sau khi thu hoạch sẽ được chế biến thành các sản phẩm từ nước hoa hồng đến trà hoa và bột hoa.Khu vực chưng cất nước hoa hồng.
Với công suất mỗi ngày 10 lít nước hoa hồng, 5kg trà hoa và 3kg bột hoa hồng, sản phẩm của chị làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. Ngoài ra, chị còn thu mua trà xanh, diếp cá, tía tô, cần tây của bà con nông dân trong vùng rồi tận dụng máy móc để làm các loại bột nguyên chất dùng trong chế biến thực phẩm và làm đẹp.
Đặc biệt hơn, sản phẩm trà hoa hồng của chị đã được một doanh nghiệp Nhật Bản kí hợp đồng hợp tác phân phối tại Nhật Bản sau khi test mẫu đạt tiêu chuẩn không hóa chất, màu sắc và các chất có lợi trong bông hoa không bị biến đổi và không có chất phụ gia trong sản phẩm.Mỗi ngày xưởng chế biến nhà chị Thúy cho ra đời 10 lít nước hoa hồng, 5kg trà hoa và 3kg bột hoa hồng.
Hiện tại, với 4 nhân viên thường xuyên và 2 nhân viên thời vụ cùng chăm sóc hoa hồng và sản xuất các sản phẩm từ hoa, chị Thúy dự định sẽ thả cá và trồng thêm sen ở ao, kết hợp nuôi lợn rừng và đầu tư bài bản hơn để trở thành mô hình du lịch sinh thái cho khách tham quan, mang về giá trị kinh tế cao hơn nữa.
Nhắc đến quá trình khởi nghiệp của mình, chị Thúy cho rằng, bỏ phố về quê làm nông nghiệp sạch thật sự không phải màu hồng như mọi người nghĩ, công việc cũng không hề đơn giản.
“Không phải cứ có tiền và đam mê là được mà phải đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Đầu tiên phải có kế hoạch rõ ràng, có vốn, quyết tâm và sức khỏe để đối mặt với bất kỳ khó khăn nào. Phải mất rất nhiều thời gian và gian nan mới có thể thu hồi lại số tiền đầu tư ban đầu chưa kể có thể tay trắng nếu rủi ro”, chị Thúy nói.
Từ bỏ công việc nhàn nhã ở thành phố, chị Thúy về quê làm kinh tế bằng việc trồng hoa hồng cổ.
Lặn lội khắp các tỉnh thành để học hỏi về cách trồng các loại hoa suốt nhiều tháng liền, sẵn mảnh đất hơn 2ha trồng đủ các loại ngô, đậu, lạc và một số cây ăn quả nhưng không hiệu quả của bố mẹ, chị quyết tâm bắt tay cải tạo đất trồng hoa.
Theo chị, riêng tiền thuê máy móc, thiết bị, phân hữu cơ và nhân công cải tạo đất đã hết hơn 200 triệu. “Tôi mua trấu về đốt thành tro rồi mua phân bò về ủ cùng, thêm phân vi sinh để trồng hoa hoàn toàn theo hướng hữu cơ nên mất khá nhiều thời gian”, chị Thúy kể.
Hơn 15 năm làm việc ở thành phố, chị Thúy chọn khởi nghiệp nông nghiệp bằng con đường "trải đầy gai và hoa hồng".
Hết công việc làm đất đến việc chọn giống, mua giống, chia đất thành từng khu riêng biệt với nhiều diện tích để trồng các loại hồng khác nhau. Ngoài ra, thời tiết miền Trung vào mùa hè cực kỳ nắng nóng, để có nước tưới hoa, chị còn làm thêm 2 cái ao rộng đồng thời trồng thêm hàng trăm gốc cây ăn quả như xoài, vải, mít, nhãn để làm bóng mát và điểm nhấn cho trang trại.
“Giống hoa hồng dạo đó rất đắt, riêng tiền giống là khoảng 500 triệu đồng. Tôi phải đi về tận Nam Định để mua hàng nhìn cành hoa giống bé xíu, nhỏ hơn đầu đũa ăn cơm với giá 100.000 đồng hay lên Lào Cai mua những gốc hồng lâu năm hơn với giá từ 400.000 đồng đến 5 triệu đồng/gốc”, chị Thúy cho hay.
Mảnh đất hơn 2ha được phủ kín bằng gần 20 loại hồng cổ với hơn 3.000 gốc hồng.
Chỉ sau 1 năm, toàn bộ khu đất rộng mênh mông đã được phủ kín bằng gần 20 loại hoa hồng cổ với hơn 3.000 gốc hồng. Sau 2 năm, khi cây phát triển ổn định, chị vừa chăm sóc cây, vừa chiết cành bán giống và bán cây thương phẩm. Khoảng 3 năm gần đây, trang trại hoa hồng của chị cho doanh thu trên 500 triệu đồng/năm, trừ chi phí mỗi năm chị Thúy lãi khoảng 300 triệu đồng.
Đầu năm 2020, chị bắt đầu tiến hành xây dựng thêm nhà xưởng và mua thêm máy móc để chế biến các sản phẩm từ bông hoa hồng với chi phí khoảng 500 triệu đồng.
“Tôi trang bị máy sấy lạnh, máy nghiền bột và 3 nồi chưng cất tinh dầu với các kích cỡ khác nhau để làm trà hoa hồng, nước hoa hồng và bột hoa hồng. Vừa làm vừa học hỏi và chọn giống phù hợp nhất với từng sản phẩm như chọn loại hoa thơm nhất, nhiều tinh dầu nhất để chưng cất nước hoa hồng; chọn loại màu sắc đẹp để sấy làm trà…”, chị Thúy thông tin.
Hoa hồng sau khi thu hoạch sẽ được chế biến thành các sản phẩm từ nước hoa hồng đến trà hoa và bột hoa.
Khu vực chưng cất nước hoa hồng.
Với công suất mỗi ngày 10 lít nước hoa hồng, 5kg trà hoa và 3kg bột hoa hồng, sản phẩm của chị làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. Ngoài ra, chị còn thu mua trà xanh, diếp cá, tía tô, cần tây của bà con nông dân trong vùng rồi tận dụng máy móc để làm các loại bột nguyên chất dùng trong chế biến thực phẩm và làm đẹp.
Đặc biệt hơn, sản phẩm trà hoa hồng của chị đã được một doanh nghiệp Nhật Bản kí hợp đồng hợp tác phân phối tại Nhật Bản sau khi test mẫu đạt tiêu chuẩn không hóa chất, màu sắc và các chất có lợi trong bông hoa không bị biến đổi và không có chất phụ gia trong sản phẩm.
Mỗi ngày xưởng chế biến nhà chị Thúy cho ra đời 10 lít nước hoa hồng, 5kg trà hoa và 3kg bột hoa hồng.
Hiện tại, với 4 nhân viên thường xuyên và 2 nhân viên thời vụ cùng chăm sóc hoa hồng và sản xuất các sản phẩm từ hoa, chị Thúy dự định sẽ thả cá và trồng thêm sen ở ao, kết hợp nuôi lợn rừng và đầu tư bài bản hơn để trở thành mô hình du lịch sinh thái cho khách tham quan, mang về giá trị kinh tế cao hơn nữa.
Nhắc đến quá trình khởi nghiệp của mình, chị Thúy cho rằng, bỏ phố về quê làm nông nghiệp sạch thật sự không phải màu hồng như mọi người nghĩ, công việc cũng không hề đơn giản.
“Không phải cứ có tiền và đam mê là được mà phải đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Đầu tiên phải có kế hoạch rõ ràng, có vốn, quyết tâm và sức khỏe để đối mặt với bất kỳ khó khăn nào. Phải mất rất nhiều thời gian và gian nan mới có thể thu hồi lại số tiền đầu tư ban đầu chưa kể có thể tay trắng nếu rủi ro”, chị Thúy nói.