Trái ngược với nghề lao công ở Việt Nam, nhân viên vệ sinh ở xứ củ sâm được lọt vào danh sách nghề thu nhập cao không kém các nhân viên công vụ. Người mới vào nghề thường nhận được mức lương gần 850 triệu đồng/năm, còn những nhân viên lâu năm có thể được tăng lương lên đến hơn 1 tỷ đồng. Lý do là vì việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở Hàn Quốc luôn được ưu tiên hàng đầu, người Hàn cũng đề cao và tôn trọng những người chuyên dọn vệ sinh. Thậm chí, các thạc sĩ của trường cao đẳng Hàn Quốc còn phải tham gia kỳ thi… dọn vệ sinh.Các chuyên gia giám định ở Anh sẽ… nhìn mông gà con để giám định giới tính cho chúng. Trung bình mỗi ngày, họ phải giám định từ 800 đến 1.200 con gà. Thu nhập đến từ công việc này là 40.000 bảng Anh/năm (~1,2 tỷ đồng).Nghề trị liệu chân ở Mỹ có tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng và có triển vọng cao. Nếu bạn bị chai chân, bầm móng chân hoặc bất kỳ bệnh nào khác liên quan tới chân, bạn có thể tới gặp họ bất cứ lúc nào. Mức lương của công việc này là 119.000 USD/năm (~2,7 tỷ đồng).Trong giờ cao điểm ở Nhật Bản, các ga tàu điện ngầm luôn rơi vào tình trạng “cung không đủ cầu”. Nghề đẩy khách lên tàu ra đời từ đây, thậm chí còn trở thành một ngành nghề cố định. Bạn có thể làm việc cả ngày hoặc theo ca tuỳ chọn, miễn là thể lực của bạn đạt tiêu chuẩn. Công việc này sẽ cho bạn mức lương từ 2,5 triệu đến 500 triệu JPY (~503 triệu - 100 tỷ đồng).Ở nơi “đất rộng người hiếm” như Australia, việc tìm được lượng thợ mỏ dồi dào còn khó hơn lên trời. Đây cũng là nguyên nhân khiến mức lương của thợ mỏ cao hơn cả nhân viên văn phòng. Do yêu cầu công việc, các thợ mỏ được chia làm nhiều loại: thợ phá mỏ, thợ điều khiển cần cẩu, thợ điều khiển trạm phát điện… Theo báo cáo về mức lương ở Australia gần đây, một thợ mỏ có thể kiếm được gần 27 triệu đồng/tuần, trong khi một nhân viên văn phòng chỉ kiếm được vỏn vẹn 19 triệu đồng/tuần.Ở vương quốc Anh, mức lương nhân công lao động rất cao, tối thiểu 6 bảng Anh/giờ. Trung bình, lương của thợ gỗ, thợ điện, thợ sửa đường nước, sửa xe rơi vào khoảng 15 bảng Anh/giờ. Trong khi đó, do tính chất công việc thường phải treo mình trên không trung, dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng mà lương của thợ lau cửa kính lên tới 20 đến 30 bảng Anh, nghĩa là họ sẽ kiếm được 71 triệu đồng/tháng, gần 1 tỷ đồng mỗi năm.Giống với Australia, New Zealand cũng là một đất nước khát tài nguyên lao động. Thông thường, nếu ống nước trong nhà bị hỏng, họ sẽ phải chờ vài ngày mới có thợ tới sửa. Mức lương của công việc này rơi vào khoảng gần 700 triệu đồng/năm.Số lượng lao động trong ngành nông nghiệp của Mỹ vô cùng ít ỏi, trái ngược hoàn toàn với mức lương cao ngất ngưởng của nghề này. Công việc của nông dân ở đây bao gồm lên kế hoạch, nắm bắt và quản lý, điều tiết nông trại, gia súc. Mỗi năm, họ có thể thu về từ 70 đến 90 nghìn USD (~1,5 - 2 tỷ đồng). Mức lương này hấp dẫn đến mức một thạc sĩ Trung Quốc du học ở Mỹ đã quyết định bỏ học để chuyển sang làm giàu bằng nghề nông.
Trái ngược với nghề lao công ở Việt Nam, nhân viên vệ sinh ở xứ củ sâm được lọt vào danh sách nghề thu nhập cao không kém các nhân viên công vụ. Người mới vào nghề thường nhận được mức lương gần 850 triệu đồng/năm, còn những nhân viên lâu năm có thể được tăng lương lên đến hơn 1 tỷ đồng. Lý do là vì việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở Hàn Quốc luôn được ưu tiên hàng đầu, người Hàn cũng đề cao và tôn trọng những người chuyên dọn vệ sinh. Thậm chí, các thạc sĩ của trường cao đẳng Hàn Quốc còn phải tham gia kỳ thi… dọn vệ sinh.
Các chuyên gia giám định ở Anh sẽ… nhìn mông gà con để giám định giới tính cho chúng. Trung bình mỗi ngày, họ phải giám định từ 800 đến 1.200 con gà. Thu nhập đến từ công việc này là 40.000 bảng Anh/năm (~1,2 tỷ đồng).
Nghề trị liệu chân ở Mỹ có tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng và có triển vọng cao. Nếu bạn bị chai chân, bầm móng chân hoặc bất kỳ bệnh nào khác liên quan tới chân, bạn có thể tới gặp họ bất cứ lúc nào. Mức lương của công việc này là 119.000 USD/năm (~2,7 tỷ đồng).
Trong giờ cao điểm ở Nhật Bản, các ga tàu điện ngầm luôn rơi vào tình trạng “cung không đủ cầu”. Nghề đẩy khách lên tàu ra đời từ đây, thậm chí còn trở thành một ngành nghề cố định. Bạn có thể làm việc cả ngày hoặc theo ca tuỳ chọn, miễn là thể lực của bạn đạt tiêu chuẩn. Công việc này sẽ cho bạn mức lương từ 2,5 triệu đến 500 triệu JPY (~503 triệu - 100 tỷ đồng).
Ở nơi “đất rộng người hiếm” như Australia, việc tìm được lượng thợ mỏ dồi dào còn khó hơn lên trời. Đây cũng là nguyên nhân khiến mức lương của thợ mỏ cao hơn cả nhân viên văn phòng. Do yêu cầu công việc, các thợ mỏ được chia làm nhiều loại: thợ phá mỏ, thợ điều khiển cần cẩu, thợ điều khiển trạm phát điện… Theo báo cáo về mức lương ở Australia gần đây, một thợ mỏ có thể kiếm được gần 27 triệu đồng/tuần, trong khi một nhân viên văn phòng chỉ kiếm được vỏn vẹn 19 triệu đồng/tuần.
Ở vương quốc Anh, mức lương nhân công lao động rất cao, tối thiểu 6 bảng Anh/giờ. Trung bình, lương của thợ gỗ, thợ điện, thợ sửa đường nước, sửa xe rơi vào khoảng 15 bảng Anh/giờ. Trong khi đó, do tính chất công việc thường phải treo mình trên không trung, dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng mà lương của thợ lau cửa kính lên tới 20 đến 30 bảng Anh, nghĩa là họ sẽ kiếm được 71 triệu đồng/tháng, gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Giống với Australia, New Zealand cũng là một đất nước khát tài nguyên lao động. Thông thường, nếu ống nước trong nhà bị hỏng, họ sẽ phải chờ vài ngày mới có thợ tới sửa. Mức lương của công việc này rơi vào khoảng gần 700 triệu đồng/năm.
Số lượng lao động trong ngành nông nghiệp của Mỹ vô cùng ít ỏi, trái ngược hoàn toàn với mức lương cao ngất ngưởng của nghề này. Công việc của nông dân ở đây bao gồm lên kế hoạch, nắm bắt và quản lý, điều tiết nông trại, gia súc. Mỗi năm, họ có thể thu về từ 70 đến 90 nghìn USD (~1,5 - 2 tỷ đồng). Mức lương này hấp dẫn đến mức một thạc sĩ Trung Quốc du học ở Mỹ đã quyết định bỏ học để chuyển sang làm giàu bằng nghề nông.