Tại Ấn Độ, có hàng trăm nghìn người lao động trình độ thấp sẵn sàng làm những công việc chân tay như làm sạch cống hay bể chứa rác thải mà không có thiết bị bảo hộ lao động.Họ thậm chí phải ngâm mình trong nước cống bẩn thỉu, hôi hám suốt 12 tiếng và chỉ kiếm được khoảng 5 USD/ngày (tương đương 125.000 VND).Nghề khai thác muối ở Ethiopia được ví như "dưới địa ngục" bởi môi trường làm việc trên sa mạc với nền nhiệt độ rất cao, có thể lên đến hơn 50 độ C.Làm việc ngoài trời trong thời tiết này thật chẳng khác nào đưa mình vào lò lửa. Thế nhưng, họ phải làm việc cả ngày từ sáng đến tối, cả năm không có ngày nghỉ và họ bắt đầu chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.Núi lửa trên đảo Java ở Indonesia có một hồ axit sunfuric, các công nhân ở đây sẽ khai thác lưu huỳnh bằng tay cả ngày lẫn đêm mà không có quần áo bảo hộ hay mặt nạ phòng độc.Họ chỉ dùng duy nhất một chiếc khăn để tránh các chất độc hại và chỉ kiếm được chưa đến 5 USD tương đương 125.000 VND)/ngày.Công việc dọn dẹp hiện trường án mạng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người thực hiện. Người làm nghề này phải loại bỏ mọi vết tích của án mạng tại hiện trường như vết máu trên tường và sàn nhà, thậm chí họ phải dọn dẹp các thi thể.Phần khó khăn nhất của công việc này là mùi khó chịu của thi thể. Nếu thi thể được phát hiện vài ngày sau khi tử vong, thì ngay cả khi dùng mặt nạ phòng độc vẫn có thể ngửi thấy mùi xác phân hủy.Tại Ấn Độ, có những công xưởng chuyên sản xuất nắp cống. Môi trường làm việc ở đây rất khắc nghiệt do nhiệt độ của kim loại nóng chảy vượt quá 1.000 độ C.Những giọt kim loại lỏng có thể bắn tung tóe và gây bỏng cho người thợ trong khi họ gần như không được trang bị bất kỳ thiết bị bảo hộ lao động nào. Nguồn ảnh: Getty Image
Tại Ấn Độ, có hàng trăm nghìn người lao động trình độ thấp sẵn sàng làm những công việc chân tay như làm sạch cống hay bể chứa rác thải mà không có thiết bị bảo hộ lao động.
Họ thậm chí phải ngâm mình trong nước cống bẩn thỉu, hôi hám suốt 12 tiếng và chỉ kiếm được khoảng 5 USD/ngày (tương đương 125.000 VND).
Nghề khai thác muối ở Ethiopia được ví như "dưới địa ngục" bởi môi trường làm việc trên sa mạc với nền nhiệt độ rất cao, có thể lên đến hơn 50 độ C.
Làm việc ngoài trời trong thời tiết này thật chẳng khác nào đưa mình vào lò lửa. Thế nhưng, họ phải làm việc cả ngày từ sáng đến tối, cả năm không có ngày nghỉ và họ bắt đầu chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Núi lửa trên đảo Java ở Indonesia có một hồ axit sunfuric, các công nhân ở đây sẽ khai thác lưu huỳnh bằng tay cả ngày lẫn đêm mà không có quần áo bảo hộ hay mặt nạ phòng độc.
Họ chỉ dùng duy nhất một chiếc khăn để tránh các chất độc hại và chỉ kiếm được chưa đến 5 USD tương đương 125.000 VND)/ngày.
Công việc dọn dẹp hiện trường án mạng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người thực hiện. Người làm nghề này phải loại bỏ mọi vết tích của án mạng tại hiện trường như vết máu trên tường và sàn nhà, thậm chí họ phải dọn dẹp các thi thể.
Phần khó khăn nhất của công việc này là mùi khó chịu của thi thể. Nếu thi thể được phát hiện vài ngày sau khi tử vong, thì ngay cả khi dùng mặt nạ phòng độc vẫn có thể ngửi thấy mùi xác phân hủy.
Tại Ấn Độ, có những công xưởng chuyên sản xuất nắp cống. Môi trường làm việc ở đây rất khắc nghiệt do nhiệt độ của kim loại nóng chảy vượt quá 1.000 độ C.
Những giọt kim loại lỏng có thể bắn tung tóe và gây bỏng cho người thợ trong khi họ gần như không được trang bị bất kỳ thiết bị bảo hộ lao động nào. Nguồn ảnh: Getty Image