J Paul Getty là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới nhờ việc kinh doanh dầu mỏ. Ông sinh năm 1892 và mất 1976. Ảnh: Wiki.Theo Sách Kỷ lục Guinness, năm 1966, J Paul Getty sở hữu khối tài sản khoảng 1,2 tỷ USD (khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2018). Ảnh: NewsOK.Khi qua đời, ông sở hữu hơn 6 tỷ USD (xấp xỉ 21 tỷ USD năm 2018). Ảnh: STF.Dù giàu có nhưng J Paul Getty lại được biết đến với biệt danh tỷ phú keo kiệt nhất thế giới. Ảnh: AP.Ông thường mặc những bộ vest nhăn nhúm và áo len cũ kỹ để trông có vẻ nghèo khó. Khi cho người vợ thứ 5 đi học diễn xuất, ông nhất quyềt đòi bà phải nộp lại toàn bộ số tiền bà kiếm được từ các vai diễn. Ảnh: Getty.Người viết tiểu sử Robert Lenzer cho hay, dù đang ở trong một khách sạn thời thượng, Paul Getty vẫn thường đặt những phòng nhỏ và rẻ nhất. Ảnh: CEO.Năm 1973, tỷ phú xăng dầu J Paul Getty được nhiều người nhắc tới khi mặc cả từng đồng tiền chuộc cậu cháu nội J. Paul Getty III. Cụ thể, kẻ bắt cóc đòi 17 triệu USD tiền chuộc và ông mặc cả xuống còn 3 triệu USD. Ảnh: Wiki.Leona Helmsley là nữ tỷ phú người Mỹ sinh năm 1920. Bà được dư luận đặt cho khá nhiều biệt danh như ‘Bà hoàng bất động sản’, ‘Nữ hoàng keo kiệt’. Ảnh: Plead.Cùng với chồng, bà Leona Helmsley đã xây dựng một đế chế bất động sản trị giá hàng tỷ đô la, trong đó có toà nhà Empire State Building, khách sạn Park Lane và chiếc máy bay riêng với sức chứa 100 ghế ngồi có cả phòng ngủ. Ảnh: Getty.Khi sửa toà nhà Dunnellen Hall, hợp đồng tu sửa trị giá 3 triệu USD nhưng bà từ chối thanh toán một số khoản chi phí, trong đó có 88.000 USD cho một người thợ xây với lý do anh ta còn nợ bà khoản tiền hoa hồng vì đã cho anh ta công việc ở chuỗi khách sạn Helmsley. Ảnh: Getty.Cách hành xử của bà khiến nhiều người cho rằng đó là một sự bần tiện hiếm có với một nữ tỷ phú sở hữu khối tài sản khổng lồ như vậy. Ảnh: Getty.Hetty Green là người phụ nữ duy nhất trong 200 năm đầu tiên của lịch sử nước Mỹ thành đạt trong thế giới đầu tư tài chính khắc nghiệt ở Phố Wall. Ảnh: Getty.Giàu có nhưng Hetty Green lại là "tỷ phú keo kiệt" khi chỉ mặc đúng một bộ váy suốt nhiều năm, ăn món rẻ tiền và ở thuê trong những căn hộ xoàng xĩnh. Ảnh: Getty.Tính cách bủn xỉn đến mức bần tiện của Hetty đã bộc lộ từ rất sớm. Khi người cô là Sylvia Howland qua đời năm 1868, di chúc tặng 2 triệu USD cho quỹ từ thiện, Hetty vô cùng tức giận. Bà làm giả di chúc và kiện ra tòa, cho rằng mình sở hữu một bản di chúc người cô viết trước đó để lại toàn bộ gia sản cho mình. Ảnh: Getty.Không chỉ thế, hai đứa con của bà phải sống “nghèo khổ” cùng mẹ. Cô con gái của bà chỉ được mặc quần áo cũ ngủ cạnh mẹ trên chiếc giường nhỏ chật chội. Ảnh: Getty.Còn cậu con trai bị xe trượt tuyết cán phải chân không được người mẹ giàu có đưa đi chữa chạy ở bệnh viện tốt nhất mà đưa đến một bệnh viện miễn phí dành cho người nghèo để đỡ tốn tiền. Ảnh: Getty.
J Paul Getty là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới nhờ việc kinh doanh dầu mỏ. Ông sinh năm 1892 và mất 1976. Ảnh: Wiki.
Theo Sách Kỷ lục Guinness, năm 1966, J Paul Getty sở hữu khối tài sản khoảng 1,2 tỷ USD (khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2018). Ảnh: NewsOK.
Khi qua đời, ông sở hữu hơn 6 tỷ USD (xấp xỉ 21 tỷ USD năm 2018). Ảnh: STF.
Dù giàu có nhưng J Paul Getty lại được biết đến với biệt danh tỷ phú keo kiệt nhất thế giới. Ảnh: AP.
Ông thường mặc những bộ vest nhăn nhúm và áo len cũ kỹ để trông có vẻ nghèo khó. Khi cho người vợ thứ 5 đi học diễn xuất, ông nhất quyềt đòi bà phải nộp lại toàn bộ số tiền bà kiếm được từ các vai diễn. Ảnh: Getty.
Người viết tiểu sử Robert Lenzer cho hay, dù đang ở trong một khách sạn thời thượng, Paul Getty vẫn thường đặt những phòng nhỏ và rẻ nhất. Ảnh: CEO.
Năm 1973, tỷ phú xăng dầu J Paul Getty được nhiều người nhắc tới khi mặc cả từng đồng tiền chuộc cậu cháu nội J. Paul Getty III. Cụ thể, kẻ bắt cóc đòi 17 triệu USD tiền chuộc và ông mặc cả xuống còn 3 triệu USD. Ảnh: Wiki.
Leona Helmsley là nữ tỷ phú người Mỹ sinh năm 1920. Bà được dư luận đặt cho khá nhiều biệt danh như ‘Bà hoàng bất động sản’, ‘Nữ hoàng keo kiệt’. Ảnh: Plead.
Cùng với chồng, bà Leona Helmsley đã xây dựng một đế chế bất động sản trị giá hàng tỷ đô la, trong đó có toà nhà Empire State Building, khách sạn Park Lane và chiếc máy bay riêng với sức chứa 100 ghế ngồi có cả phòng ngủ. Ảnh: Getty.
Khi sửa toà nhà Dunnellen Hall, hợp đồng tu sửa trị giá 3 triệu USD nhưng bà từ chối thanh toán một số khoản chi phí, trong đó có 88.000 USD cho một người thợ xây với lý do anh ta còn nợ bà khoản tiền hoa hồng vì đã cho anh ta công việc ở chuỗi khách sạn Helmsley. Ảnh: Getty.
Cách hành xử của bà khiến nhiều người cho rằng đó là một sự bần tiện hiếm có với một nữ tỷ phú sở hữu khối tài sản khổng lồ như vậy. Ảnh: Getty.
Hetty Green là người phụ nữ duy nhất trong 200 năm đầu tiên của lịch sử nước Mỹ thành đạt trong thế giới đầu tư tài chính khắc nghiệt ở Phố Wall. Ảnh: Getty.
Giàu có nhưng Hetty Green lại là "tỷ phú keo kiệt" khi chỉ mặc đúng một bộ váy suốt nhiều năm, ăn món rẻ tiền và ở thuê trong những căn hộ xoàng xĩnh. Ảnh: Getty.
Tính cách bủn xỉn đến mức bần tiện của Hetty đã bộc lộ từ rất sớm. Khi người cô là Sylvia Howland qua đời năm 1868, di chúc tặng 2 triệu USD cho quỹ từ thiện, Hetty vô cùng tức giận. Bà làm giả di chúc và kiện ra tòa, cho rằng mình sở hữu một bản di chúc người cô viết trước đó để lại toàn bộ gia sản cho mình. Ảnh: Getty.
Không chỉ thế, hai đứa con của bà phải sống “nghèo khổ” cùng mẹ. Cô con gái của bà chỉ được mặc quần áo cũ ngủ cạnh mẹ trên chiếc giường nhỏ chật chội. Ảnh: Getty.
Còn cậu con trai bị xe trượt tuyết cán phải chân không được người mẹ giàu có đưa đi chữa chạy ở bệnh viện tốt nhất mà đưa đến một bệnh viện miễn phí dành cho người nghèo để đỡ tốn tiền. Ảnh: Getty.