Những kiểu kinh doanh vỉa hè hốt bạc có lợi thế về chi phí thuê mặt bằng, vốn ít ỏi và ít tốn nhân công.
1. Kinh doanh bánh mỳ thu hơn 600 triệu/tháng
Kinh doanh bánh mì vỉa hè phong phú về chủng loại như: bánh mỳ trứng, bánh mỳ ba tê, bánh mỳ xúc xích, bánh mỳ kẹp thịt, bánh mỳ que hay bánh mỳ cay... với nguyên liệu tự chế biến, phương tiện bày bán chỉ là một chiếc xe đẩy và một bảng hiệu khiêm tốn trên vỉa hè thế nhưng những chủ nhân kinh doanh mặt hàng này có thể mang về doanh thu hơn 20 triệu/ngày. Để có được thu nhập khủng nhiều người mơ ước, các chủ quá bánh mì vỉa hè đều có những bí quyết riêng của mình.
Một tiệm bánh mì con cóc được ví von là thu nhập hơn lương bầu Đức đó là “tiệm” bánh mỳ cô Bích (Q. Gò Vấp, TP. HCM). Mỗi ngày, cô Bích chế biến khoảng 20 hộp bơ-pate to, 150kg thịt gà xé nhưng chỉ đến khoảng 20h là tất cả đều hết sạch mà vẫn còn khách đứng đợi. Một ổ bánh mỳ có giá 12.000 đồng, mỗi ngày tiệm bán được khoảng 2.000 ổ, thu về hơn 20 triệu đồng. Nhân với 30 ngày/tháng, dễ dàng nhân ra thu nhập của bà chủ quán bánh mì thô sơ này lên đến 600 triệu/ngày.
Bỏ nghề buôn quần áo để bán bánh mì giá 10.000 đồng/chiếc trong ngõ hẻm, chị Lê Thị Kim Xuân (Hà Đông, Hà Nội) thu hơn 5 triệu mỗi ngày, lãi khoảng trên 500.000 đồng. Bất kể ngày mưa lẫn nắng chị vẫn bán đều đặn 400 - 500 chiếc bánh. Ban đầu, chị chỉ bán bánh mì kẹp trứng, thịt, ruốc... với giá 5.000 - 7.000 đồng/chiếc. Dần dần, giá cả thực phẩm tăng, chị bán 10.000 đồng/chiếc.
Chị Xuân còn cho biết thêm, trừ chi phí, nguyên liệu, mỗi chiếc bánh chị Xuân lãi được hơn 2.000 đồng/ chiếc. Một ngày bán được 400 - 500 chiếc, tính ra doanh thu lên tới hơn 5 triệu đồng/ ngày.
2. Bán trà đá vỉa hè kiếm 500 triệu/tháng
Chỉ với giá 3.000 đồng một cốc trà đá, nhưng trong một ngày, chủ quán trà đá vỉa hè có thể thu được tiền triệu. Và tiền lãi từ bán trà đá có thể lên tới… vài chục triệu đồng mỗi tháng.
Trà đá, trà nóng vỉa hè đã trở nên phổ biến và là thức uống bình dân của tất cả mọi người. Các quán trà đá vỉa hè dựng lên ở khắp mọi nơi, từ các vỉa hè phố lớn như ngã tư Sở, Hồ Tùng Mậu, Láng,… đến các ngõ nhỏ từ cổng trường học đến các bệnh viện, cơ quan, công trình xây dựng hay tới các bến xe.
Bất kể vào ngày nào, mùa nào trong năm, từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, các quán trà đá lúc nào cũng đông nghịt khách. Chỉ cần có một địa điểm đông người qua lại, trước cổng bệnh viện, trường học, hay cạnh một hàng ăn, thêm năm ba cái ghế nhựa, thậm chí chỉ cần vài viên gạch bọc giấy lại là đã có thể mở được một quán trà đà vỉa hè.
Kinh doanh trà đá là hình thức kinh doanh tự phát nên gần như không mất phí thuê cửa hàng, địa điểm. Mở quán trà đá vốn đầu tư bán đầu cũng không quá tốn kém mà lại rất đơn giản. Chỉ cần đầu tư 1-2 triệu đồng mua hai chục cốc chén, hơn chục cái ghế nhựa, phích nước, ấm pha trà và nguyên liệu đồ uống. Công việc không quá vất vả lại có thể mang lại thu nhập 15-30 triệu/tháng.
Chỉ ngồi bán trà đá gần khu Đại học Y Hà Nội (Tôn Thất Tùng, Đống Đa) được hơn hai năm nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Lực đã mua nhà tại Hà Nội và cuối năm nay còn định mua ôtô. Anh tiết lộ, có tháng anh chị đút túi ngót nghét 500 triệu đồng. Còn chị Nguyễn Thị Cúc (bán trà đá tại khu Linh Đàm - Hoàng Mai) cho hay, thu nhập từ bán trà đá của chị mỗi tháng khoảng chục triệu đồng.
Cũng theo chị Ngân, một chủ quán bán trà đá ở bến xe Mỹ Đình cho biết: “Vốn mình đầu tư mở quán trà đá chỉ vỏn vẹn 500 nghìn đồng. Và chỉ sau 2 ngày mình đã thu hồi đủ vốn”. Bán trà đá không quá vất vả nhưng có thể mang lại thu nhập khủng từ 15-30 triệu/tháng, đây là mức thu nhập mà nhiều người làm các nghề khác mơ ước.
3. Lãi trăm triệu từ bún đậu mắm tôm
Chỉ bán hàng khoảng 6 tiếng đồng hồ (từ 16-22h hàng ngày) với hành trang hết sức đơn giản, chỉ là gánh bún đậu cùng vài chiếc ghế nhựa được bày trên vỉa hè mà ít ai có thể ngờ được rằng dân bán bún đậu mắm tôm lại có được thu nhập "khủng" khiến nhiều người phải mơ ước.
Tại quán bún đậu nổi tiếng trên đường Đại La (Hai Bà Trưng, Hà Nội), hình ảnh người ngồi ăn chật kín cả vỉa hè đã trở nên quá quen thuộc vào mỗi buổi trưa. Tính ra, chỉ trong vài giờ, với lượng khách ra vào khoảng trên dưới 200 người cũng có thể giúp chủ quán thu về được ít nhất từ 5-6 triệu đồng/ ngày.
Chị Chinh, chủ quán bún đậu ở ngõ 31 trên đường Hàng Khay, Hà Nội, cho biết, vào những ngày cao điểm, quán chị có thể tiếp đón 500 khách. Trừ tất cả chi phí, mỗi ngày chị có thể thu về từ 3-4 triệu đồng.
Cũng kiếm được lãi khủng nhờ việc kinh doanh bún đậu mắm tôm, chị Nguyễn Thị Huế, quê ở Đan Phượng (HN) bán bún đậu mắm tôm ở trước cổng trường ĐH Thương Mại nói: "Đây là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình. Một ngày cũng lãi được khoảng 1,5- 2 triệu đồng còn nếu hôm nào đông khách thì chắc chắn thu nhập còn cao hơn nhiều". Giá một suất bún đậu mắm tôm bán ở đây thường là 10.000 đồng đến 12.000 đồng tùy vào khách yêu cầu. Một ngày chị Huế thường bán được từ 400- 500 suất.
Theo lời chị Huế, vì là hàng ăn vặt, vốn và chi phí mình bỏ ra không cao. Chị Huế tiết lộ "giá làm ra một suất bún đậu chỉ khoảng 5.000 đồng nhưng khi bán cho khách thì mỗi suất trị giá 10.000 đồng". Như vậy, người bán đã lãi gấp đôi. Như vậy, mỗi tháng chị Huế cũng lãi được trên chục triệu đồng nhờ kinh doanh mặt hàng này.
4. "Trà chanh chém gió" hái ra tiền
Trà chanh là một thứ đồ uống bình dân giá rẻ, nhưng nếu làm một phép tính cụ thể thì nhiều người sẽ phải giật mình về doanh thu và lợi nhuận "siêu khủng", lên đến vài chục triệu/tháng của những người bán trà chanh vỉa hè.
Theo nhiều chủ quán, đây là nghề được xem là 1 vốn mà 4 lời bởi số tiền bỏ ra không lớn, tận dụng được vỉa hè các con phố cổ chật chội, là xu hướng vui chơi giải trí của giới trẻ Hà Thành.
Chị Thủy, chủ quán trà chanh trên phố Đào Duy Từ cho biết trên Dân trí, ngày cao điểm nhất quán của chị bán được hơn 200 cốc, ngày ít cũng bán được 80 cốc, trung bình bán được khoảng 140 cốc/ngày. Với giá từ 10.000-15.000/cốc, một ngày chị có thể thu nhập từ 1,4-2,1 triệu/ngày, tháng có thể thu nhập từ 40-60 triệu đồng.
Còn anh H, chủ 1 quán trà chanh tại Đào Duy Từ, tiết lộ, có quán làm ăn lãi, thuê thêm nhiều cửa hàng khác, ngày nắng nóng có thể bán đến 1.000 cốc trà chanh. Tính ra ngày cũng có lãi từ 8 đến 10 triệu đồng/ngày, 100 triệu đồng/tháng.
Để pha 100 cốc trà chanh, chủ tiệm cần 70.000 đồng cho nửa cân chè loại ngon, 2 kg đường hết 46.000 đồng và 3 kg chanh (khoảng 60 quả cỡ trung bình) với 54.000 đồng.
Sau khi trừ chi phí khoảng 170.000 đồng, chủ tiệm sẽ lãi khoảng 630.000 đồng cho 100 cốc trà chanh. Theo cấp số đó, với hàng nghìn cốc trà chanh mỗi ngày, chủ kinh doanh thu về không dưới 5 triệu đồng.
5. Bán nước mía kiếm 50 triệu/tháng
Tại Hà Nội, những ngày nắng nóng nước mía là loại thức uống giải nhiệt được ưa thích nhất. Giá bán mỗi cốc nước mía trung bình 10.000đồng/cốc, tính ra mỗi ngày người bán cũng kiếm lãi được trên 1 triệu đồng. Với lãi suất như vậy, mỗi tháng chủ nhân bán nước mía thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng.
Anh Kiên, chủ cửa hàng phụ kiện điện thoại ở Cầu Giấy (Hà Nội), bán thêm nước mía tại nhà và online. Giá bán mỗi cốc là 8.000 đồng. Ngoài ra, anh còn bán nước mía theo lít với giá 25.000 đồng (nguyên chất). Khách mua từ 4 lít trở lên, giá còn 20.000 đồng. Phí giao hàng là 2.000 đồng/km.
Anh Kiên cho biết, 1 lít nước mía nguyên chất chia được khoảng 4 cốc. Nếu tính theo giá thị trường 10.000 - 12.000 đồng 1 cốc, người bán sẽ thu về được 40.000 - 48.000 đồng.
Trung bình mỗi ngày, anh bán được khoảng 50 lít nước mía nguyên chất, những hôm nắng nóng tăng lên 60 lít. Mỗi lít bán giá 20.000 - 25.000 đồng, anh Kiên lời được khoảng 10.000 - 12.000 đồng. Trừ các chi phí điện, nguyên liệu, nghề tay trái này cũng giúp tôi kiếm được 400.000 - 500.000 đồng mỗi ngày
Một chủ hàng bán nước mía trước cổng ký túc xá Đại học Thủy Lợi, cũng cho biết mỗi ngày bán hàng chị thu về khoảng 1,2-2 triệu đồng, một tháng có thể ngót nghét 50 triệu đồng.
Còn chị Hiền, bán nước mía ở khu vực Ngã Tư Sở (Hà Nội) tiết lộ: "Mỗi cây mía giờ có giá từ 12.000-15.000 đồng, cộng thêm một chút nước đường và nhiều đá, tôi pha chế được thành tối thiểu 3 cốc nước mía bán với giá 10.000 đồng/cốc. Sau khi trừ tất cả các chi phí, tính ra bán mía đá 1 vốn 3 lời. Có những ngày đông khách, tôi kiếm được khoảng 4-5 triệu đồng".
6. Kiếm tiền triệu nhờ ngô, khoai nướng
Kinh doanh ngô, khoai nướng cũng đem lại nguồn thu nhập khủng cho những người kinh doanh. Theo tìm hiểu những chủ nhân bán ngô, khoai nướng, thu nhập bình quân của họ cũng khoảng trên 1 triệu đồng/ ngày
Chị Hà - một chủ hàng bán ngô, khoai nướng ở Long Biên, Hà Nội, cho biết ngô nhập buôn có giá 3.000-4.000 đồng/bắp. Sau khi nướng chín, họ thường bán cho khách với gấp đôi, gấp ba. "Mỗi ngày bán được gần 100 bắp ngô nướng cũng lãi 400.000-500.000 đồng".
Ngoài ngô nướng, chủ nhân các gánh hàng này còn kinh doanh kèm khoai lang, mía nướng, ngô luộc... Nhờ đó giúp họ thu về khoản lãi không nhỏ. Chị Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) tiết lộ, trung bình mỗi ngày chị bán được khoảng 25 bắp ngô, 2kg khoai nướng và một kg hạt dẻ, thu trên một triệu đồng/ngày.
7. Thu nhập ngót nghét 5 triệu đồng/ngày từ chè, sữa chua, nước cam tự chọn vỉa hè
Theo chị Minh (quê ở Vĩnh Phúc)- chủ quán chè tự chọn trên vỉa hè ở đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,Hà Nội cho biết, trung bình mỗi ngày, chị bán được từ 300-400 cốc chè các loại, với giá 10.000 đồng/cốc. Trừ các khoản chi phí khác, mỗi ngày chị lãi chừng 2-3 triệu đồng.
Chị Minh cho hay, chỉ cần bỏ ra chưa đầy nửa triệu đồng là đã có một quầy hàng trị giá không dưới 3 triệu đồng. Do khách tự chọn đồ ăn, nên chị cũng tiết kiệm được một khoản kha khá tiền thuê nhân viên phục vụ.
Cô Hoa - một chủ quán chè sinh viên tiết lộ, tại cửa hàng cô một cốc sữa chua nếp cẩm là 20.000 đồng, cam vắt là 35.000 đồng, nước mơ 20.000 đồng, chè thì không dưới 15.000 đồng mỗi cốc...
Trong khi đó, chi phí đầu vào cho mỗi thức uống đó chỉ khoảng 25.000 đồng. Mỗi cân cam loại ngon có thể vắt được 2-3 cốc, sữa chua có giá 5.000 đồng một hộp, mỗi cân nếp cẩm giá 50.000 đồng có thể pha tới 30 cốc... Như vậy, với mỗi thành phẩm, những người bán nước dạo như cô Hoa có thể lãi tới hơn 10.000 đồng. Nếu bán đắt khách, hàng trăm cốc mỗi ngày sẽ mang lại cho họ thu nhập trên một triệu đồng.
8. Bán xôi vỉa hè lãi gấp 3 lương nhân viên ngân hàng
Bán xôi vỉa hè ở Hà Nội chẳng mất tiền thuê chỗ, thu nhập cỡ 15 - 17 triệu đồng. Trong khi nhân viên ngân hàng chịu đủ áp lực cũng chỉ nhận 5-8 triệu đồng/tháng.
Các quán xôi vỉa hè thường rất đông khách vì tiện đường đi lối lại, nhưng quan trọng phải vừa ngon lại vừa rẻ mới giữ được khách.
Gánh xôi của bà M được coi là có thu nhập "khủng" hơn gấp 3 lần lương nhân viên ngân hàng. Để “hút” được lượng khách đông đến mua món quà sáng này, quán xôi bà M. rất phong phú về chủng loại, đáp ứng đủ nhu cầu thực khách, cả thảy có tới 7 loại xôi: đỗ, lạc, thịt, ngô, xéo, xôi gấc và xôi vò chè đường.
Theo bà M tiết lộ. nếu nấu khéo, sau khi trừ chi phí các loại thì mỗi kg nếp cũng lãi được 40.000 - 50.000 đồng. Đấy là chưa kể, để chiều lòng đủ đối tượng thực khách, bà còn bán thêm cả trứng vịt lộn và bánh giò cũng thu thêm về một khoản lãi.
Bà M. chia sẻ, có thể nhẩm tính khoản lãi mỗi ngày bà thu về cũng khoảng 500.000 – 600.000 đồng, như vậy mỗi tháng lãi khoảng 15 - 17 triệu đồng.
9. Bán cháo vỉa hè, mua xe hơi, xây nhà tiền tỷ
Chỉ với một hàng cháo nhỏ, khiêm tốn nép mình trên vỉa hè Hà Nội, bà Oanh cũng thu được 3-5 triệu mỗi ngày. Số tiền lợi nhuận bán cháo giúp bà mua xe hơi và xây nhà tiền tỷ.
Bán cháo vỉa hè cũng được xem là một hình thức kinh doanh đem lại thu nhập khủng cho chủ nhân. Ở Hà Nội, quán cháo bà Oanh với diện tích quán khá nhỏ, nằm nép mình vào vỉa hè nhưng lượng khách hàng llúc nào cũng đông nghịt, từ sáng tới chiều tối. Quán băt đầu mở cửa từ 6h30 sáng và đóng cửa vào 6h chiều. Mỗi ngày, bà bán hết 3 nồi cháo, có thời gian cao điểm bà bán được 4 nồi/ngày.
Trung bình, bà bán hết 300 bát cháo/ngày, có khi lên đến 500 bát/ngày. Một bát cháo rẻ nhất có giá 5.000 đồng, còn đắt nhất cũng chỉ 25.000 đồng. bà Oanh cho biết, mỗi ngày bà thu về khoảng 3-5 triệu đồng tiền bán cháo. Hàng cháo này đã trở thành thu nhập chính của gia đình bà. Nhờ vậy bà có tiền mua xe hơi và xây được căn nhà tiền tỷ.
10. Bán bánh rán vỉa hè thu 5 triệu/tháng
Cùng là quán nhỏ bán bên vỉa hè, quán bánh rán của chị Hoa ở Tây Hồ cũng đưa lại cho chị nguồn thu nhập khủng.
Giá bánh rán của chị không quá đắt, một chiếc bánh rán mặn có giá 6.000 đồng, bánh rán ngọt có giá 5.000 đồng. Hàng ngày, chị làm hết khoảng 15kg gạo.
Trung bình, chị thu về khoảng 5 triệu đồng mỗi ngày từ việc bán bánh rán. Như vậy, nếu chị đi làm đủ 30 ngày/tháng, thì mức tiền chị thu về lên tới 150 triệu/tháng. Đây là một con số mơ ước mà nhiều dân công sở đang vô cùng thèm muốn.
11. Kiếm hơn chục triệu đồng mỗi tháng nhờ nem chua rán, bánh khoai, bánh chuối.
Cũng có mức thu nhập đáng mơ ước đó là chủ nhân các quán xúc xích, thịt xiên, nem chua rán. Đơn giản cũng chỉ là một vài chiếc ghế, vài cái bàn, cái đĩa, lọ tương, hộp giấy ăn...chủ các quán cóc này mỗi tháng cũng kiếm lãi được trên chục triệu đồng.
Bà Bình 51 tuổi, quê Thái Bình bán hàng ở trước cổng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, mỗi ngày bà thường bán hết hơn 100 cái xúc xích cộng với khoảng gần 2.000 cái nem chua rán, chưa kể hàng mấy trăm que thịt xiên.
Nếu tính một cái nem chua hay một cái xúc xích bán cho khách chẳng được lời là bao nhưng cộng hết lại bình quân mỗi ngày cũng được khoảng 400.000-500.000 đồng. Như vậy, thu nhập một tháng của bà Bình cũng được trên chục triệu đồng.
Mặt khác, sau những con số thu nhập đáng nể của nhiều hàng quán vỉa hè như bánh mì, xôi, trà đá… thì những quán bánh khoai, bánh chuối cũng là một “món nghề” mang lại một khoản thu nhập kha khá. Một mẹt bánh chuối, bánh khoai nhỏ trên vỉa hè đường Láng cũng mang lại cho chị chủ quán thu nhập trên 1 triệu đồng/ngày.
Chị Yến - một chủ quán bánh khoai ở Thanh Xuân, Hà Nội tiết lộ, chị mua khoai, chuối, ngô, dầu ăn từ chợ đầu mối Phùng Khoang (Thanh Xuân) với giá buôn. Trung bình khoảng 10.000 đồng/kg khoai, 3.000 đồng/bắp ngô, 13.000 đồng/nải chuối. Mỗi kg khoai chị làm được 10 đến 12 chiếc bánh + nửa kg bột mì có giá 9.000 đồng + dầu rán... với mức bán lẻ 5.000 đồng/chiếc bánh, mỗi ngày chị Yến lãi khoảng gần 1 triệu đồng. Như vậy, thu nhập trung bình mỗi tháng của chị Yến kiếm được hơn chục triệu đồng.