1. Không phát huy được thế mạnh của bản thân
Khi không được công nhận và đánh giá cao tài năng, thế mạnh của bản thân. Trong trường hợp này, bạn nên tìm một công việc mới, nơi mà có một người sếp biết đánh giá cao sự cố gắng và công sức bạn bỏ ra.
2. Ghen tị với bạn bè đang nhảy việc
Nếu bạn đang ngưỡng mộ sự thăng tiến trong nghề nghiệp đồng nghiệp cũ, bạn cùng lớp, bạn sẽ cảm thấy có động lực để tìm một công việc mới. Bởi vì bản chất của con người là cạnh tranh với những người họ biết, phải biết có chút ganh đua thì mới biết cố gắng trong công việc.
|
Ảnh minh họa. |
3. Sợ hãi vào tối Chủ nhật
Nhiều người thường dành thời gian tối Chủ nhật để nghỉ ngơi sau 1 tuần làm việc vất vả. Nếu cảm thấy lo sợ trước tuần mới, đó có thể là dấu hiệu bạn nên bắt đầu tìm một công việc mới.
4. Ngừng quan tâm về việc thể hiện trong công việc
Nếu cảm thấy không quan tâm khi bỏ lỡ việc thăng cấp, hay không yêu cầu tham gia các chuyến công tác, hoặc thậm chí ngủ quên hay bỏ những buổi họp thì đây là lúc bạn nên thay đổi công việc của mình.
5. Quản lý ngăn cản việc thăng tiến
Nếu như quản lý của bạn vô tình hay cố tình ngăn không cho bạn phát triển sự nghiệp đi lên. Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn nên bắt đầu tìm kiếm một công việc mới, nơi mà tạo điều kiện cho bạn phát triển hết khả năng của mình.
Nếu như sếp của bạn không cho cơ hội công việc mới mặc dù bạn hoàn thành mọi việc rất tốt. Người sếp này không cho phép bạn nói trực tiếp với những quản lý cấp trên hoặc đối tác, khách hàng… Điêu đó cho thấy bạn đang bị giữ chân trong việc tiến lên phía trước.
6. Không còn cảm giác được thử thách
Nếu bạn không làm bất cứ thứ gì mang tính thử thách trong vòng 6 tháng vừa qua, đây là lúc bạn nên tìm một công việc mới. Bị thử tháchtrong công việc có nghĩa là bạn phải sử dụng kĩ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện, chúng rất quan trọng cho sự phát triển cá nhân.
7. Không thích người khác hỏi về công việc
Bạn giành 1/3 cuộc đời trong công việc, vì vậy những thứ bạn cống hiến trong khoảng thời gian đó xứng đáng được bàn luận. Nếu như bạn cảm thấy xấu hổ hay chán ghét công việc, nghĩa là bạn đang làm sai nghề.
8. Mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc sếp
Hành vi này có lẽ không liên quan đến công việc, tuy nhiên cảm giác dễ cáu giận là kết quả của áp lực trong công việc. Nếu như căng thẳng trong công việc bắt đầu gây nên những cơn tức giận không thể kìm chế được, đây là lúc bạn nên thay đổi môi trường làm việc.
9. Hầu hết những người cấp trên là thuê bên ngoài
Nếu như bạn đang lo lắng liệu rằng công ty có phát triển sau 1 hoặc 2 năm hay không thì hãy nhìn xung quanh thử. Đã có ai được thăng chức trong công ty chưa hay đơn giản là thuê người quản lý mới khi mà quản lý hiện tại nghỉ. Nếu như nhiều nhân viên cấp trên được thuê bên ngoài, bạn nên căn nhắc tìm một công việc tại những công ty lớn.
10. Công ty không có lãi
Nếu như công ty gặp phải những vấn đề về tài chính, cơ hội công việc dành cho nhân viên cũng trở nên khó khăn hơn. Và đặc biệt, nếu như công ty không có khả năng chi trả những hóa đơn đúng hạn, nó sẽ ảnh hưởng việc trả lương cho nhân viên.