Theo danh sách của Forbes, 40 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam 2018 có tổng giá trị hơn 8,1 tỷ USD, tăng hơn 30% so với danh sách công bố năm 2017. Ảnh: Forbes Việt Nam.Đứng đầu dánh sách thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018 là Vinamilk với 2,27 tỷ USD. Hơn 40 năm phát triển, Vinamlik là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước. Ảnh: Vinamilk.Xếp sau Vinamilk là Tập đoàn Viettel với 1,39 tỷ USD. Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Ảnh: BizLive.Với 416 triệu USD, VNPT đứng vị trí thứ 3 trong danh sách. VNPT là doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam. Ảnh: VietnamFinance.Vị trí tiếp theo thuộc về Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco với 393 triệu USD. Hơn 140 năm lịch sử, đến nay thương hiệu Sabeco chiếm hơn 40% thị phần bia trong nước. Ảnh: Reuters.Thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam - Vinhomes đạt 384 triệu USD. Ảnh: Vinhomes Central Park.Với 306 triệu USD, Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đứng vị trí thứ 6. Hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động, Vinaphone cung cấp các dịch vụ GSM, 3G, nhắn tin... và nhiều lĩnh vực khác. Ảnh: Zing.Xếp sau Vinaphone là Tập đoàn đa ngành Vingroup với 307,2 triệu USD. Tập đoàn Vingroup từng vị trí số 1 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2017 tại bảng xếp hạng do Vietnam Report. Ảnh: Reuters.Thương hiệu Masan Consumer dẫn đầu ngành hàng tiêu dùng ở Việt Nam đạt 238 triệu USD. Ảnh: Masan.Ngân hàng duy nhất lọt top 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam 2018 là Vietcombank với 177,9 triệu USD. Ảnh: Rfa.FPT là cái tên duy nhất lĩnh vực công nghệ thông tin trong Top 10 với 169 triệu USD. So với lần đánh giá năm 2017, thương hiệu FPT giảm 7 triệu USD và tụt 4 bậc. Ảnh: FPT.Video: Thương hiệu Việt xưa và nay. Nguồn: VTV1.
Theo danh sách của Forbes, 40 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam 2018 có tổng giá trị hơn 8,1 tỷ USD, tăng hơn 30% so với danh sách công bố năm 2017. Ảnh: Forbes Việt Nam.
Đứng đầu dánh sách thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018 là Vinamilk với 2,27 tỷ USD. Hơn 40 năm phát triển, Vinamlik là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước. Ảnh: Vinamilk.
Xếp sau Vinamilk là Tập đoàn Viettel với 1,39 tỷ USD. Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Ảnh: BizLive.
Với 416 triệu USD, VNPT đứng vị trí thứ 3 trong danh sách. VNPT là doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam. Ảnh: VietnamFinance.
Vị trí tiếp theo thuộc về Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco với 393 triệu USD. Hơn 140 năm lịch sử, đến nay thương hiệu Sabeco chiếm hơn 40% thị phần bia trong nước. Ảnh: Reuters.
Thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam - Vinhomes đạt 384 triệu USD. Ảnh: Vinhomes Central Park.
Với 306 triệu USD, Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đứng vị trí thứ 6. Hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động, Vinaphone cung cấp các dịch vụ GSM, 3G, nhắn tin... và nhiều lĩnh vực khác. Ảnh: Zing.
Xếp sau Vinaphone là Tập đoàn đa ngành Vingroup với 307,2 triệu USD. Tập đoàn Vingroup từng vị trí số 1 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2017 tại bảng xếp hạng do Vietnam Report. Ảnh: Reuters.
Thương hiệu Masan Consumer dẫn đầu ngành hàng tiêu dùng ở Việt Nam đạt 238 triệu USD. Ảnh: Masan.
Ngân hàng duy nhất lọt top 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam 2018 là Vietcombank với 177,9 triệu USD. Ảnh: Rfa.
FPT là cái tên duy nhất lĩnh vực công nghệ thông tin trong Top 10 với 169 triệu USD. So với lần đánh giá năm 2017, thương hiệu FPT giảm 7 triệu USD và tụt 4 bậc. Ảnh: FPT.
Video: Thương hiệu Việt xưa và nay. Nguồn: VTV1.