Vừa qua, Philippines đã thu giữ 200 tấn vỏ sò tai tượng khai thác trái phép, bắt giữ 4 đối tượng trên hòn đảo Green hẻo lánh thuộc biển Sulu.Được biết số vỏ sò này giá trị lên tới 25 triệu USD. Trước đó, vào đầu tháng 3, nhà chức trách nước này đã thu giữ 80 tấn sò tai tượng, có trị giá khoảng 3,3 triệu USD.Tại Trung Quốc, vỏ sò tai tượng được cho là mang giá trị may mắn khi chúng có thể được sử dụng để chế tác thành đồ trang sức hoặc các bức tượng.Sò tai tượng có tên khoa học là Tridacna gigas, được phát hiện năm 1521. Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 20m quanh các rạn san hô ở vùng nước ấm Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Philippines là nước chiếm phần lớn lượng sò tai tượng trên thế giớiSò tai tượng có màu sắc vô cùng sặc sỡ. Đặc biệt, chúng có thể sống tới 100 năm.Sò tai tượng là loài động vật lưỡng tính khi đẻ trứng và phóng tin trùng vào trong nước. Trứng sẽ được thụ tinh ở môi trường bên ngoài.Đây là loài thân mềm khổng lồ sống bằng cách hút dinh dưỡng được tạo ra bởi hàng tỷ sợi rong biển sống trên cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn hút tất cả các loài sinh vật phù du có trong nước vào cơ thể rồi thổi nước ra, giữ lại chất hữu cơ.Vòi, thịt sò tai tượng được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Còn vỏ sò được sử dụng làm đồ trang trí hoặc nghiền bột thành kem dưỡng da.Chính giá trị về kinh tế cao đã khiến loài động vật này bị thu hoạch quá mức và suy giảm nghiêm trọng về số lượng.Khi tìm thấy một rặng san hô ở vùng nước nông, các ngư dân sẽ dùng các thuyền nhỏ kéo qua kéo lại phần chân vịt của động cơ phía ngoài, vốn được gia cố bằng đồng, dọc theo rặng san hô cho tới khi vỏ sò tai tượng lộ ra.Việc khai thác đòi hỏi sự kỳ công vì một con sò tai tượng có thể dài tới 1,2 m và nặng gần 200 kg. Tuy nhiên, giá thành mà các ngư dân đạt được cũng “xứng đáng” vì mỗi vỏ sò có thể mang lại cho họ hàng chục nghìn USD"Bắt sò tai tượng khỏi môi trường sống tự nhiên là hoạt động phạm pháp", Jovic Fabello, phát ngôn viên của Hội đồng Phát triển bền vững Palawan, cho biết. "Điều này sẽ ảnh hưởng vĩnh viễn đến hệ sinh thái biển, và các thế hệ tương lai sẽ bị tước đi nguồn lợi từ biển cả". Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất hành tinh. Nguồn: Yan News
Vừa qua, Philippines đã thu giữ 200 tấn vỏ sò tai tượng khai thác trái phép, bắt giữ 4 đối tượng trên hòn đảo Green hẻo lánh thuộc biển Sulu.
Được biết số vỏ sò này giá trị lên tới 25 triệu USD. Trước đó, vào đầu tháng 3, nhà chức trách nước này đã thu giữ 80 tấn sò tai tượng, có trị giá khoảng 3,3 triệu USD.
Tại Trung Quốc, vỏ sò tai tượng được cho là mang giá trị may mắn khi chúng có thể được sử dụng để chế tác thành đồ trang sức hoặc các bức tượng.
Sò tai tượng có tên khoa học là Tridacna gigas, được phát hiện năm 1521. Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 20m quanh các rạn san hô ở vùng nước ấm Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Philippines là nước chiếm phần lớn lượng sò tai tượng trên thế giới
Sò tai tượng có màu sắc vô cùng sặc sỡ. Đặc biệt, chúng có thể sống tới 100 năm.
Sò tai tượng là loài động vật lưỡng tính khi đẻ trứng và phóng tin trùng vào trong nước. Trứng sẽ được thụ tinh ở môi trường bên ngoài.
Đây là loài thân mềm khổng lồ sống bằng cách hút dinh dưỡng được tạo ra bởi hàng tỷ sợi rong biển sống trên cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn hút tất cả các loài sinh vật phù du có trong nước vào cơ thể rồi thổi nước ra, giữ lại chất hữu cơ.
Vòi, thịt sò tai tượng được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Còn vỏ sò được sử dụng làm đồ trang trí hoặc nghiền bột thành kem dưỡng da.
Chính giá trị về kinh tế cao đã khiến loài động vật này bị thu hoạch quá mức và suy giảm nghiêm trọng về số lượng.
Khi tìm thấy một rặng san hô ở vùng nước nông, các ngư dân sẽ dùng các thuyền nhỏ kéo qua kéo lại phần chân vịt của động cơ phía ngoài, vốn được gia cố bằng đồng, dọc theo rặng san hô cho tới khi vỏ sò tai tượng lộ ra.
Việc khai thác đòi hỏi sự kỳ công vì một con sò tai tượng có thể dài tới 1,2 m và nặng gần 200 kg. Tuy nhiên, giá thành mà các ngư dân đạt được cũng “xứng đáng” vì mỗi vỏ sò có thể mang lại cho họ hàng chục nghìn USD
"Bắt sò tai tượng khỏi môi trường sống tự nhiên là hoạt động phạm pháp", Jovic Fabello, phát ngôn viên của Hội đồng Phát triển bền vững Palawan, cho biết. "Điều này sẽ ảnh hưởng vĩnh viễn đến hệ sinh thái biển, và các thế hệ tương lai sẽ bị tước đi nguồn lợi từ biển cả".
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất hành tinh. Nguồn: Yan News