Các nhà khoa học của Việt Nam phối hợp với các nhà khoa học Nga, Đức và Trung Quốc đã tìm thấy hai loài nhái bầu mới tại Ninh Thuận và Đắk Lắk.Hai loài nhái này được đặt tên theo địa danh phân bố tự nhiên của chúng là nhái bầu Ninh Thuận (Microhyla ninhthuanensis) và nhái bầu Đắk Lắk (Microhyla daklakensis)Nhái bầu Ninh Thuận - Microhyla ninhthuanensis được phân biệt với các loài khác trong nhóm cùng tổ hợp các đặc điểm hình thái kích thước trung bình từ 17,3 - 23,6 mm, mặt lưng nhẵn.Đầu của nhái bầu Ninh Thuận hình tam giác, mõm tròn, có sọc đốt sống mỏng nhẹ, đốm tròn nhỏ màu sẫm ở giữa lưng, được phân chia bởi một dải đốt sống nhạt.Nhái bầu Đắk Lắk - Microhyla daklakensis được phân biệt với các loài khác trong nhóm với tổ hợp các đặc điểm hình thái như: kích thước trung bình từ 17,7 - 23,8 cm, mặt lưng nhẵn, mõm tròn nhìn theo hướng lưng bụng.Loài nhái này có sọc nâu mờ hẹp kéo dài từ góc sau của mắt đến nách, có sọc đốt sống mỏng, nhạt, đốm tròn nhỏ màu sẫm ở giữa lưng, được phân chia bởi một dải đốt sống nhạt, mặt lưng màu nâu vàng.Bên cạnh đó, chúng còn có một vạch màu nâu sẫm hình chữ V giữa hai mắt đến chỗ cắm cánh tay, cằm xám đen; họng trắng, có bụi xám đen rải rác, ngực và bụng màu trắng kem.Đáng chú ý, cả 2 loài nhái này đều là những loài bí ẩn thuộc nhóm loài phức tạp, có hình thái tương đồng, do đó nghiên cứu dựa trên phân tích tổ hợp dữ liệu di truyền phân tử và thống kê các chỉ số hình thái sai khác để phân biệt.Đây là hai loài nhái thuộc nhóm nhái bầu Hây-môn (Microhyla heymonsi), có kích thước rất nhỏ, con cái trưởng thành chỉ đạt 2,26-2,36cm, con đực nhỏ hơn 1,73-18,88cm.Dù vậy, theo các nhà khoa học, vẫn còn nhiều điều bí ẩn cần làm rõ với hai loài nhái này cũng như nhóm nhái bầu Hây-môn nói chung.Ngay cả phạm vi phân bố của loài cũng chưa rõ ràng cần nghiên cứu sâu hơn nữa. Việc phát hiện ra hai loài nhái bí ẩn tại Ninh Thuận và Đắk Lắk đã làm phong phú thêm số loài nhái sống tại Việt Nam.Trước đó, cuối tháng 4, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ cũng phối hợp với các nhà khoa học người Nga và Đức phát hiện và mô tả 3 loài ếch cây mới tại Lào Cai và Hà Giang.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất . Nguồn: Yan News
Các nhà khoa học của Việt Nam phối hợp với các nhà khoa học Nga, Đức và Trung Quốc đã tìm thấy hai loài nhái bầu mới tại Ninh Thuận và Đắk Lắk.
Hai loài nhái này được đặt tên theo địa danh phân bố tự nhiên của chúng là nhái bầu Ninh Thuận (Microhyla ninhthuanensis) và nhái bầu Đắk Lắk (Microhyla daklakensis)
Nhái bầu Ninh Thuận - Microhyla ninhthuanensis được phân biệt với các loài khác trong nhóm cùng tổ hợp các đặc điểm hình thái kích thước trung bình từ 17,3 - 23,6 mm, mặt lưng nhẵn.
Đầu của nhái bầu Ninh Thuận hình tam giác, mõm tròn, có sọc đốt sống mỏng nhẹ, đốm tròn nhỏ màu sẫm ở giữa lưng, được phân chia bởi một dải đốt sống nhạt.
Nhái bầu Đắk Lắk - Microhyla daklakensis được phân biệt với các loài khác trong nhóm với tổ hợp các đặc điểm hình thái như: kích thước trung bình từ 17,7 - 23,8 cm, mặt lưng nhẵn, mõm tròn nhìn theo hướng lưng bụng.
Loài nhái này có sọc nâu mờ hẹp kéo dài từ góc sau của mắt đến nách, có sọc đốt sống mỏng, nhạt, đốm tròn nhỏ màu sẫm ở giữa lưng, được phân chia bởi một dải đốt sống nhạt, mặt lưng màu nâu vàng.
Bên cạnh đó, chúng còn có một vạch màu nâu sẫm hình chữ V giữa hai mắt đến chỗ cắm cánh tay, cằm xám đen; họng trắng, có bụi xám đen rải rác, ngực và bụng màu trắng kem.
Đáng chú ý, cả 2 loài nhái này đều là những loài bí ẩn thuộc nhóm loài phức tạp, có hình thái tương đồng, do đó nghiên cứu dựa trên phân tích tổ hợp dữ liệu di truyền phân tử và thống kê các chỉ số hình thái sai khác để phân biệt.
Đây là hai loài nhái thuộc nhóm nhái bầu Hây-môn (Microhyla heymonsi), có kích thước rất nhỏ, con cái trưởng thành chỉ đạt 2,26-2,36cm, con đực nhỏ hơn 1,73-18,88cm.
Dù vậy, theo các nhà khoa học, vẫn còn nhiều điều bí ẩn cần làm rõ với hai loài nhái này cũng như nhóm nhái bầu Hây-môn nói chung.
Ngay cả phạm vi phân bố của loài cũng chưa rõ ràng cần nghiên cứu sâu hơn nữa. Việc phát hiện ra hai loài nhái bí ẩn tại Ninh Thuận và Đắk Lắk đã làm phong phú thêm số loài nhái sống tại Việt Nam.
Trước đó, cuối tháng 4, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ cũng phối hợp với các nhà khoa học người Nga và Đức phát hiện và mô tả 3 loài ếch cây mới tại Lào Cai và Hà Giang.