Con rùa biển luýt quý hiếm được phát hiện mắc kẹt tại bãi biển hẻo lánh ở phía nam đảo Yawkey, gần Georgetown. Con rùa biển khổng lồ nặng 500 pound (khoảng 226kg) đang được điều trị tại Khu bảo tồn động vật biển South Carolina, Mỹ.Các nhân viên cứu hộ mất năm người và gần 4 giờ để giải cứu chú rùa tội nghiệp. Theo các nhân viên cứu hộ, con rùa không có vết thương ngoài da nào nghiêm trọng nhưng bị hạ đường huyết và tắc nghẽn đường ruột.Lực lượng cứu hộ cho rằng con rùa đã nhầm tưởng các túi nhựa trôi nổi ngoài đại dương là sứa (rùa luýt gần như chỉ ăn sứa) nên nuốt phải. Đó cũng là nguyên nhân phổ biến giết chết vô số rùa biển mỗi năm.Con rùa được đặt tên là Yawkey, đang hồi phục nhờ được chữa trị bằng thuốc kháng sinh và chất lỏng.Việc tìm thấy cá thể rùa luýt bị mắc kẹt mà vẫn sống sót gần như là điều kỳ diệu. Kelly Thorvalson, quản lý của Chương trình Bảo tồn Rùa Biển tại Nam Carolina ở Charleston cho biết: “Tôi không thể tin điều đó. Chúng không thể sống trong tình trạng mắc kẹt”.Rùa biển luýt là loài rùa lớn nhất trên thế giới, kém phát triển trong môi trường nuôi nhốt nên ngay sau khi sức khỏe ổn định trở lại nó sẽ được thả về biển.Rùa luýt, hay còn gọi là rùa da rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.
Con rùa biển luýt quý hiếm được phát hiện mắc kẹt tại bãi biển hẻo lánh ở phía nam đảo Yawkey, gần Georgetown. Con rùa biển khổng lồ nặng 500 pound (khoảng 226kg) đang được điều trị tại Khu bảo tồn động vật biển South Carolina, Mỹ.
Các nhân viên cứu hộ mất năm người và gần 4 giờ để giải cứu chú rùa tội nghiệp. Theo các nhân viên cứu hộ, con rùa không có vết thương ngoài da nào nghiêm trọng nhưng bị hạ đường huyết và tắc nghẽn đường ruột.
Lực lượng cứu hộ cho rằng con rùa đã nhầm tưởng các túi nhựa trôi nổi ngoài đại dương là sứa (rùa luýt gần như chỉ ăn sứa) nên nuốt phải. Đó cũng là nguyên nhân phổ biến giết chết vô số rùa biển mỗi năm.
Con rùa được đặt tên là Yawkey, đang hồi phục nhờ được chữa trị bằng thuốc kháng sinh và chất lỏng.
Việc tìm thấy cá thể rùa luýt bị mắc kẹt mà vẫn sống sót gần như là điều kỳ diệu. Kelly Thorvalson, quản lý của Chương trình Bảo tồn Rùa Biển tại Nam Carolina ở Charleston cho biết: “Tôi không thể tin điều đó. Chúng không thể sống trong tình trạng mắc kẹt”.
Rùa biển luýt là loài rùa lớn nhất trên thế giới, kém phát triển trong môi trường nuôi nhốt nên ngay sau khi sức khỏe ổn định trở lại nó sẽ được thả về biển.
Rùa luýt, hay còn gọi là rùa da rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác ngày nay vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.