Loài vượn cáo lùn Lavasoa được phát hiện khi chúng đang di chuyển trong các khu rừng ở miền nam Madagascar. Theo thông báo đợt tháng 7 năm nay, chỉ còn 50 cá thể thuộc loài này tồn tại trong tự nhiên. Chim chích bông Campuchia (tên khoa học là Orthotomus Chaktomuk) được phân biệt với các loài tương tự không chỉ bởi cấu trúc ADN, mà còn bởi giọng hót của nó. Sau khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009, loài chim này chính thức được phân loại vào tháng 6/2013. Bốn loài loài thằn lằn không chân khác nhau được phát hiện tại tiểu bang California và được mô tả trên tạp chí Brevoria 17/9/2013. Bạn đừng nhầm chúng với rắn nhé. "Em bé" này sống một năm trong vườn thú quốc gia DC với tư cách là một chú gấu trúc cho đến khi các nhà nghiên cứu tìm ra lý do tại sao nó không chịu giao phối với những con khác khác. Đến tháng 8, họ thông báo rằng đó là một loài hoàn toàn mới, được đặt tên là olinguito. Các nhà nghiên cứu cho biết 33 loài kiến chưa từng được biết đến đã được phát hiện ở Trung Mỹ và vùng Caribbean. Chúng rất nhỏ, gần như bị mù, và khoảng một phần ba trong số đó được đặt tên theo vị thần của người Maya.Loài cá mập cầu vai (Hemiscyllium Halmahera) lần đầu tiên được chụp ảnh là khi đang “đi bộ” trong rặng san hô của Indonesia năm 2008. Nó chính thức được xác định là một loài mới vào tháng 8/2013. Loài dơi sọc hiếm có này thuộc một chi dơi hoàn toàn mới. Nhà sinh vật học tại Đại học Bucknell đã phân loại và đặt tên nó là Niumnaha. Có lẽ chính lớp da màu xanh lá cây và màu nâu cho phép hai loài thằn lằn trà trộn vào khu rừng nhiệt đới Peru và không bị phát hiện cho đến tháng 3/2013. Loài cá kỳ dị này có tên khoa học là Pogonophryne neyelovi, được các nhà khoa học Ukraina bắt tại Nam Cực và công bố kết quả khám phá của họ vào tháng 4 /2013. Cú Rinjani trông không khác gì các loài khác trên đảo Indonesia Lombok, nhưng vào tháng 2/2013, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng có tiếng kêu rất độc đáo.
Loài vượn cáo lùn Lavasoa được phát hiện khi chúng đang di chuyển trong các khu rừng ở miền nam Madagascar. Theo thông báo đợt tháng 7 năm nay, chỉ còn 50 cá thể thuộc loài này tồn tại trong tự nhiên.
Chim chích bông Campuchia (tên khoa học là Orthotomus Chaktomuk) được phân biệt với các loài tương tự không chỉ bởi cấu trúc ADN, mà còn bởi giọng hót của nó. Sau khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009, loài chim này chính thức được phân loại vào tháng 6/2013.
Bốn loài loài thằn lằn không chân khác nhau được phát hiện tại tiểu bang California và được mô tả trên tạp chí Brevoria 17/9/2013. Bạn đừng nhầm chúng với rắn nhé.
"Em bé" này sống một năm trong vườn thú quốc gia DC với tư cách là một chú gấu trúc cho đến khi các nhà nghiên cứu tìm ra lý do tại sao nó không chịu giao phối với những con khác khác. Đến tháng 8, họ thông báo rằng đó là một loài hoàn toàn mới, được đặt tên là olinguito.
Các nhà nghiên cứu cho biết 33 loài kiến chưa từng được biết đến đã được phát hiện ở Trung Mỹ và vùng Caribbean. Chúng rất nhỏ, gần như bị mù, và khoảng một phần ba trong số đó được đặt tên theo vị thần của người Maya.
Loài cá mập cầu vai (Hemiscyllium Halmahera) lần đầu tiên được chụp ảnh là khi đang “đi bộ” trong rặng san hô của Indonesia năm 2008. Nó chính thức được xác định là một loài mới vào tháng 8/2013.
Loài dơi sọc hiếm có này thuộc một chi dơi hoàn toàn mới. Nhà sinh vật học tại Đại học Bucknell đã phân loại và đặt tên nó là Niumnaha.
Có lẽ chính lớp da màu xanh lá cây và màu nâu cho phép hai loài thằn lằn trà trộn vào khu rừng nhiệt đới Peru và không bị phát hiện cho đến tháng 3/2013.
Loài cá kỳ dị này có tên khoa học là Pogonophryne neyelovi, được các nhà khoa học Ukraina bắt tại Nam Cực và công bố kết quả khám phá của họ vào tháng 4 /2013.
Cú Rinjani trông không khác gì các loài khác trên đảo Indonesia Lombok, nhưng vào tháng 2/2013, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng có tiếng kêu rất độc đáo.