Thỏ và chuột ăn phân của chính nó. Không phải tất cả loài thỏ và chuột đều sẽ ăn phân của chính nó, mà chỉ xuất hiện ở một vài loài. Điển hình nhất là thỏ rừng Nhật Bản, và chuột lang, chuột túi má, chuột lemming, chuột đồng... và cả sóc sin-sin. Thỏ rừng Nhật Bản có tên khoa học là Lepus brachyurus, thuộc loài sống về đêm, rất ưa chạy nhảy. Mỗi khi đêm xuống, nó lại chui ra khỏi hang, tìm kiếm cỏ và lá cây. Bình minh lên, nó mới quay trở về nơi trú ẩn để tránh bị các loài thú ăn thịt săn bắt. Ở trong hang, thỏ rừng Nhật Bản sẽ vừa ị vừa... nhặt lại ăn. Với loài động vật này, những viên phân nóng sốt, mềm mượt vừa thoát ra khỏi “cửa hậu” là món “ăn vặt” khoái khẩu nhất.
Chuyện này cũng tương tự với một số loài thỏ và chuột khác. Nhờ hạt phân vẫn còn rất mềm và ướt, nó không cần nhai mà nuốt chửng luôn. Có nhiều động vật ăn phân, nhưng thường thì chúng không ăn phân của chính nó. Tại sao thỏ rừng Nhật Bản lại làm điều ngược lại, thì có 2 nguyên nhân. Thứ nhất, phân của thỏ mới thải ra lần đầu vẫn còn chứa chất dinh dưỡng, do hệ thống tiêu hóa mới xử lý qua quýt. Thứ hai, vì phải trốn trong hang, nó chẳng có thứ gì khác để chọn lựa ngoài phân của mình. Ảnh: Chuột lang cũng có thói quen ăn phân của chính nó để tận dụng dinh dưỡng.
Đúng là thói quen ăn vặt này hơi bị mất vệ sinh, nhưng phân của thỏ rừng Nhật Bản thật ra rất dinh dưỡng. Có đến cả một nửa dưỡng chất của bữa chính đêm qua vẫn còn nằm trong đó. Nó cũng mềm nữa, nên rất đỡ hại cho dạ dày.
Vẹt đuôi dài màu vàng ăn đất ụ mối. Loài vẹt có thói quen kỳ lạ này sống ở Brazil. Nó có tên khoa học là Brotogeris chiriri. Mỗi ngày, sau khi nhét đầy cái dạ dày bằng trái cây hoang dã, vẹt đuôi dài màu vàng lại cặm cụi khoét thân cây mục để làm tổ. Chỉ có điều là đôi lúc, chúng cũng bỏ việc “làm nhà” để bay đến các ụ mối cao ngất gần đấy.
Đậu trên ụ mối, vẹt đuôi dài màu vàng từ tốn gặm “tường thành”. Phân tích thử một mảnh đất ụ mối bị chúng phá, người ta phát hiện trong đó có chứa cả phốt pho lẫn kali, những chất rất tốt cho trứng chim. Không chỉ thế, loại đất đã qua quá trình xử lý của các “thợ xây” mối còn có khả năng trung hòa độc tố từ thực vật nữa. Một số trái cây trong rừng mà vẹt đuôi dài ngấu nghiến nhai có chứa cả chất độc. Tuy nhiên, nhờ ăn thêm đất ụ mối, chúng có thể tiêu hóa tất tần tật mà không phải lo lắng gì.
Đười ươi ăn đất sét. Tương tự thói quen ăn đất ụ mối của vẹt đuôi dài màu vàng, đười ươi (Orangutan) cũng tha thẩn kiếm đất sét ăn chơi. Trong đất sét chứa hợp chất muối Kaolin có tác dụng chữa tiêu chảy. Đười ươi cũng là loài ăn thực vật nên rất dễ bị “tào tháo rượt”. Nhờ nhai đỡ vài cục đất sét, nó có thể hạn chế nguy cơ này.
Dĩ nhiên là với loài động vật thông minh như đười ươi, nó không bốc bừa mọi cục đất sét lên mà ăn. Tính ra, đười ươi rất “kén cá chọn canh”. Chỉ những cục đất có hàm lượng vi chất cực cao mới được chúng lựa chọn.
Sâu bướm hổ gỗ ăn lá cây chứa hóa chất phòng thủ độc hại. Một số loài thực vật đã tiến hóa để có khả năng tiết ra hóa chất phòng phủ iridoid glycosides. Với hóa chất này, dù cả đời vẫn đứng yên một chỗ, nó cũng chẳng phải lo bị động vật ăn lá cây vặt trụi. Plantago lanceolata là loài cây có khả năng siêu việt ấy. Vậy nhưng thỉnh thoảng, nó vẫn bị sâu bướm hổ gỗ (Parasemia plantaginis) nhai mất đôi ba góc trên phiến lá xanh mỡ màng.
Lẽ dĩ nhiên là một con sâu bướm hổ gỗ thừa biết rằng, ăn lá Plantago lanceolata cũng bằng với đánh cược cả mạng sống. Nhưng thực tế thì iridoid glycosides không hẳn là chất độc gây chết chóc, mà chỉ đủ để khiến con sâu đau đớn vì ngộ độc và lớn không nổi mà thôi.
Đổi lại, hóa chất phòng thủ iridoid glycosides sẽ được chuyển sang cơ thể con sâu. Từ lúc này, nó có thể thoải mái ăn các món yêu thích của nó, ví dụ như rau xà lách hay lá bồ công anh, mà chẳng bao giờ phải lo bị kiến hè nhau làm thịt hay ong ký sinh chọn mặt đẻ trứng lên người.
Khốn nỗi “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. Những con sâu bướm hổ gỗ bạt mạng ăn quá nhiều lá Plantago lanceolata sẽ bị biến đổi sắc tố, chuyển từ màu đen sang màu cam, vàng rực rỡ. Với bộ lông bắt mắt như thế, nó vô tình mời gọi chim chóc đến xơi. Chuyện sinh tồn giữa thiên nhiên khắc nghiệt quả là vẫn lắm nỗi éo le quá đỗi! Mời quý vị xem video: Thán phục động vật thông minh biết dùng mưu kế cao siêu. Nguồn video: Cuộc sống thực
Thỏ và chuột ăn phân của chính nó. Không phải tất cả loài thỏ và chuột đều sẽ ăn phân của chính nó, mà chỉ xuất hiện ở một vài loài. Điển hình nhất là thỏ rừng Nhật Bản, và chuột lang, chuột túi má, chuột lemming, chuột đồng... và cả sóc sin-sin. Thỏ rừng Nhật Bản có tên khoa học là Lepus brachyurus, thuộc loài sống về đêm, rất ưa chạy nhảy. Mỗi khi đêm xuống, nó lại chui ra khỏi hang, tìm kiếm cỏ và lá cây. Bình minh lên, nó mới quay trở về nơi trú ẩn để tránh bị các loài thú ăn thịt săn bắt. Ở trong hang, thỏ rừng Nhật Bản sẽ vừa ị vừa... nhặt lại ăn. Với loài động vật này, những viên phân nóng sốt, mềm mượt vừa thoát ra khỏi “cửa hậu” là món “ăn vặt” khoái khẩu nhất.
Chuyện này cũng tương tự với một số loài thỏ và chuột khác. Nhờ hạt phân vẫn còn rất mềm và ướt, nó không cần nhai mà nuốt chửng luôn. Có nhiều động vật ăn phân, nhưng thường thì chúng không ăn phân của chính nó. Tại sao thỏ rừng Nhật Bản lại làm điều ngược lại, thì có 2 nguyên nhân. Thứ nhất, phân của thỏ mới thải ra lần đầu vẫn còn chứa chất dinh dưỡng, do hệ thống tiêu hóa mới xử lý qua quýt. Thứ hai, vì phải trốn trong hang, nó chẳng có thứ gì khác để chọn lựa ngoài phân của mình. Ảnh: Chuột lang cũng có thói quen ăn phân của chính nó để tận dụng dinh dưỡng.
Đúng là thói quen ăn vặt này hơi bị mất vệ sinh, nhưng phân của thỏ rừng Nhật Bản thật ra rất dinh dưỡng. Có đến cả một nửa dưỡng chất của bữa chính đêm qua vẫn còn nằm trong đó. Nó cũng mềm nữa, nên rất đỡ hại cho dạ dày.
Vẹt đuôi dài màu vàng ăn đất ụ mối. Loài vẹt có thói quen kỳ lạ này sống ở Brazil. Nó có tên khoa học là Brotogeris chiriri. Mỗi ngày, sau khi nhét đầy cái dạ dày bằng trái cây hoang dã, vẹt đuôi dài màu vàng lại cặm cụi khoét thân cây mục để làm tổ. Chỉ có điều là đôi lúc, chúng cũng bỏ việc “làm nhà” để bay đến các ụ mối cao ngất gần đấy.
Đậu trên ụ mối, vẹt đuôi dài màu vàng từ tốn gặm “tường thành”. Phân tích thử một mảnh đất ụ mối bị chúng phá, người ta phát hiện trong đó có chứa cả phốt pho lẫn kali, những chất rất tốt cho trứng chim. Không chỉ thế, loại đất đã qua quá trình xử lý của các “thợ xây” mối còn có khả năng trung hòa độc tố từ thực vật nữa. Một số trái cây trong rừng mà vẹt đuôi dài ngấu nghiến nhai có chứa cả chất độc. Tuy nhiên, nhờ ăn thêm đất ụ mối, chúng có thể tiêu hóa tất tần tật mà không phải lo lắng gì.
Đười ươi ăn đất sét. Tương tự thói quen ăn đất ụ mối của vẹt đuôi dài màu vàng, đười ươi (Orangutan) cũng tha thẩn kiếm đất sét ăn chơi. Trong đất sét chứa hợp chất muối Kaolin có tác dụng chữa tiêu chảy. Đười ươi cũng là loài ăn thực vật nên rất dễ bị “tào tháo rượt”. Nhờ nhai đỡ vài cục đất sét, nó có thể hạn chế nguy cơ này.
Dĩ nhiên là với loài động vật thông minh như đười ươi, nó không bốc bừa mọi cục đất sét lên mà ăn. Tính ra, đười ươi rất “kén cá chọn canh”. Chỉ những cục đất có hàm lượng vi chất cực cao mới được chúng lựa chọn.
Sâu bướm hổ gỗ ăn lá cây chứa hóa chất phòng thủ độc hại. Một số loài thực vật đã tiến hóa để có khả năng tiết ra hóa chất phòng phủ iridoid glycosides. Với hóa chất này, dù cả đời vẫn đứng yên một chỗ, nó cũng chẳng phải lo bị động vật ăn lá cây vặt trụi. Plantago lanceolata là loài cây có khả năng siêu việt ấy. Vậy nhưng thỉnh thoảng, nó vẫn bị sâu bướm hổ gỗ (Parasemia plantaginis) nhai mất đôi ba góc trên phiến lá xanh mỡ màng.
Lẽ dĩ nhiên là một con sâu bướm hổ gỗ thừa biết rằng, ăn lá Plantago lanceolata cũng bằng với đánh cược cả mạng sống. Nhưng thực tế thì iridoid glycosides không hẳn là chất độc gây chết chóc, mà chỉ đủ để khiến con sâu đau đớn vì ngộ độc và lớn không nổi mà thôi.
Đổi lại, hóa chất phòng thủ iridoid glycosides sẽ được chuyển sang cơ thể con sâu. Từ lúc này, nó có thể thoải mái ăn các món yêu thích của nó, ví dụ như rau xà lách hay lá bồ công anh, mà chẳng bao giờ phải lo bị kiến hè nhau làm thịt hay ong ký sinh chọn mặt đẻ trứng lên người.
Khốn nỗi “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. Những con sâu bướm hổ gỗ bạt mạng ăn quá nhiều lá Plantago lanceolata sẽ bị biến đổi sắc tố, chuyển từ màu đen sang màu cam, vàng rực rỡ. Với bộ lông bắt mắt như thế, nó vô tình mời gọi chim chóc đến xơi. Chuyện sinh tồn giữa thiên nhiên khắc nghiệt quả là vẫn lắm nỗi éo le quá đỗi!
Mời quý vị xem video: Thán phục động vật thông minh biết dùng mưu kế cao siêu. Nguồn video: Cuộc sống thực