Ếch độc dâu tây dùng trứng chưa thụ tinh nuôi nòng nọc thành ếch con. Loài ếch độc này chỉ đẻ năm quả trứng mỗi lần, và ếch mẹ sẽ trông chừng cho tới khi trứng nở thành nòng nọc. Sau đó, ếch mẹ sẽ mang nòng nọc của nó, từng con một lên lưng, địu lên cây cao tới 30m, tìm vũng nước đọng, thiết kế chỗ ở an toàn cho các con. Nhưng nhiệm vụ làm mẹ của loài này chưa dừng lại ở đó, nó hy sinh đưa những quả trứng chưa thụ tinh cho nòng nọc ăn, phát triển thành ếch trẻ mà không cần phải ăn thịt lẫn nhau. Rận biển có thai kỳ đau đớn nhất. Loài này phải giao phối với những con rận biển đực có khả năng giao phối với 25 con cái cùng một lúc. Chưa dừng lại ở đó, vào kỳ sinh nở, những con rận biển con sẽ gặm nhấm cơ thể mẹ chúng từ bên trong để mở đường chui ra ngoài. Nhện Stegodyphus hy sinh mạng sống vì nhện con. Loài này đẻ trứng lên mạng nhện và canh chừng cho tới khi trứng nở. Trong thời gian đó, nhện mẹ ăn rất nhiều, sau đó, sinh ra một dạng chất lỏng giàu dinh dưỡng cho lũ nhện con. Khi nhện con lớn, nhện mẹ để nhện con bò lên người, dùng chất độc giết chết, ăn thịt nhện mẹ. Nhện con cũng ăn thịt lẫn nhau và chỉ con khỏe nhất mới có thể sống sót. Cá voi xám là một bà mẹ vô cùng tận tụy. Loài này vượt hàng nghìn dặm từ vùng biển Bắc Cực đến vùng biển nhiệt đới ở Mexico để sinh con. Chuyến đi khiến chúng bị thu hẹp nguồn thực phẩm, nhưng tránh được nhũng con cá kình hung hãn, hay săn cá voi con. Trong thời gian đó, cá voi mẹ phải nhịn đói, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ nguồn sữa cho cá con. Loài kiến Adetomyrma ở Madagascar yêu con một cách kỳ quái. Sau khi kiến chúa đẻ ra ấu trùng kiến, nó sẽ bị cắn một lỗ nhỏ trên mình và hút huyết dịch. Tuy nhiên, ấu trùng kiến không chết, mà vẫn phát triển mạnh mẽ. Các nhà khoa học vô cùng bối rối không hiểu tại sao loài kiến này lại làm như vậy. Chim cu là những bà mẹ khôn lỏi nhất. Chim mẹ thường lén lút đẻ trứng vào tổ của một loài chim khác, để những con chim khác nuôi hộ con chúng mà không hề hay biết. Chim cu sau khi nở ra sẽ đẩy con non khác ra khỏi tổ. Gà mái hy sinh mọi thứ vì con. Phôi gà con thường được cung cấp canxi từ vỏ trứng bảo vệ. Tuy nhiên, khi không có đủ canxi trong khẩu phần ăn, gà mái sẵn sàng lấy canxi từ trong xương của nó ra hỗ trợ cho quá trình hình thành vỏ trứng, cung cấp cho gà con.
Ếch độc dâu tây dùng trứng chưa thụ tinh nuôi nòng nọc thành ếch con. Loài ếch độc này chỉ đẻ năm quả trứng mỗi lần, và ếch mẹ sẽ trông chừng cho tới khi trứng nở thành nòng nọc. Sau đó, ếch mẹ sẽ mang nòng nọc của nó, từng con một lên lưng, địu lên cây cao tới 30m, tìm vũng nước đọng, thiết kế chỗ ở an toàn cho các con. Nhưng nhiệm vụ làm mẹ của loài này chưa dừng lại ở đó, nó hy sinh đưa những quả trứng chưa thụ tinh cho nòng nọc ăn, phát triển thành ếch trẻ mà không cần phải ăn thịt lẫn nhau.
Rận biển có thai kỳ đau đớn nhất. Loài này phải giao phối với những con rận biển đực có khả năng giao phối với 25 con cái cùng một lúc. Chưa dừng lại ở đó, vào kỳ sinh nở, những con rận biển con sẽ gặm nhấm cơ thể mẹ chúng từ bên trong để mở đường chui ra ngoài.
Nhện Stegodyphus hy sinh mạng sống vì nhện con. Loài này đẻ trứng lên mạng nhện và canh chừng cho tới khi trứng nở. Trong thời gian đó, nhện mẹ ăn rất nhiều, sau đó, sinh ra một dạng chất lỏng giàu dinh dưỡng cho lũ nhện con. Khi nhện con lớn, nhện mẹ để nhện con bò lên người, dùng chất độc giết chết, ăn thịt nhện mẹ. Nhện con cũng ăn thịt lẫn nhau và chỉ con khỏe nhất mới có thể sống sót.
Cá voi xám là một bà mẹ vô cùng tận tụy. Loài này vượt hàng nghìn dặm từ vùng biển Bắc Cực đến vùng biển nhiệt đới ở Mexico để sinh con. Chuyến đi khiến chúng bị thu hẹp nguồn thực phẩm, nhưng tránh được nhũng con cá kình hung hãn, hay săn cá voi con. Trong thời gian đó, cá voi mẹ phải nhịn đói, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ nguồn sữa cho cá con.
Loài kiến Adetomyrma ở Madagascar yêu con một cách kỳ quái. Sau khi kiến chúa đẻ ra ấu trùng kiến, nó sẽ bị cắn một lỗ nhỏ trên mình và hút huyết dịch. Tuy nhiên, ấu trùng kiến không chết, mà vẫn phát triển mạnh mẽ. Các nhà khoa học vô cùng bối rối không hiểu tại sao loài kiến này lại làm như vậy.
Chim cu là những bà mẹ khôn lỏi nhất. Chim mẹ thường lén lút đẻ trứng vào tổ của một loài chim khác, để những con chim khác nuôi hộ con chúng mà không hề hay biết. Chim cu sau khi nở ra sẽ đẩy con non khác ra khỏi tổ.
Gà mái hy sinh mọi thứ vì con. Phôi gà con thường được cung cấp canxi từ vỏ trứng bảo vệ. Tuy nhiên, khi không có đủ canxi trong khẩu phần ăn, gà mái sẵn sàng lấy canxi từ trong xương của nó ra hỗ trợ cho quá trình hình thành vỏ trứng, cung cấp cho gà con.