Cua Halloween. Loài cua này có rất nhiều màu sắc. Cua Halloween sống chủ yếu ở vùng biển Mexico, Trung Mỹ và có thể ở tận Peru. Chúng thường lang thang trong rừng và ăn lá cây hoặc hạt cây. Loài này có sở thích ăn đêm. Tuy sống chủ yếu trên mặt đất nhưng loài cua này lại phải về nước để đẻ trứng. Cua dừa. Đây là một trong những loài chân đốt lớn nhất trên cạn. Nó nặng tới 4,1 kg. Cua dừa sống chủ yếu trên những hòn đảo ở phía nam Thái Bình Dương. Chúng ăn quả hạch, hạt và thỉnh thoảng là dừa. Chúng là loài khá “quái đản” khi có một hệ thống hô hấp đặc biệt, không phải yếm, không phải phổi mà là một cái gì đó giữa 2 bộ phận này. Các cơ quan cảm giác của chúng giống của côn trùng hơn là của cua. Cua vua gai. Toàn thân loài cua này được bao phủ bởi một lớp gai, vừa giúp chúng ngụy trang, vừa giúp chúng tự bảo vệ mình khỏi kẻ thù. Loài này sống ở độ sâu 730m dưới biển. Chúng ăn sao biển, các loài cua khác và các chất thải từ bên trên rơi xuống. Cua hộp nâu. Đây cũng là một loại cua vua. Chúng có cách hô hấp kỳ lạ: khi đưa những càng trước qua mai, hình chữ V trên càng cùng với chân liền kề sẽ tạo thành một lỗ nhỏ, cho phép nước chảy vào phổi, dưới lớp cặn. Cua san hô mềm. Những con “quái vật” này có khả năng ngụy trang cực tốt khi sống cùng với những rặng san hô mềm và ăn sinh vật phù du. Cua hổ vằn. Loài cua này sống chủ yếu ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Australia. Chúng có hình thù kỳ dị, với những vệt màu sậm, trắng giống như ngựa vằn. Cua đười ươi. Thuộc họ nhà nhện và cưa, loài sinh vật nhỏ bé kỳ lạ này có ngoại hình rất giống đười ươi. Chúng có bộ lông màu cam dày, 2 chân dài trông như tay đười ươi. Cua sứ. Loài cua này không hẳn là cua, chúng là một loại tôm tiến hóa, có vẻ ngoài giống cua. Chúng khá mong manh, dễ vỡ. Loại này thường bị mất chân khi chạy trốn khỏi kẻ thù và sau đó những chân này được mọc lại. Loài này ăn chất nhầy của hải quỳ, giúp chúng làm sạch bản thân, trong khi hải quỳ bảo vệ cua khỏi kẻ thù. Cua Grapsus grapsus. Loài cua này có tốc độ cực nhanh, có khả năng di chuyển theo cả 4 hướng và có ngoại hình trong như ngoại hình 1 chú hề. Cua càng đỏ. Loài cua này có thể sống ở cả vùng nước ngọt và nước mặn. Chúng có rất nhiều cách để sống: có hệ miễn dịch, dùng chất độc để bắt con mồi.
Cua Halloween. Loài cua này có rất nhiều màu sắc. Cua Halloween sống chủ yếu ở vùng biển Mexico, Trung Mỹ và có thể ở tận Peru. Chúng thường lang thang trong rừng và ăn lá cây hoặc hạt cây. Loài này có sở thích ăn đêm. Tuy sống chủ yếu trên mặt đất nhưng loài cua này lại phải về nước để đẻ trứng.
Cua dừa. Đây là một trong những loài chân đốt lớn nhất trên cạn. Nó nặng tới 4,1 kg. Cua dừa sống chủ yếu trên những hòn đảo ở phía nam Thái Bình Dương. Chúng ăn quả hạch, hạt và thỉnh thoảng là dừa. Chúng là loài khá “quái đản” khi có một hệ thống hô hấp đặc biệt, không phải yếm, không phải phổi mà là một cái gì đó giữa 2 bộ phận này. Các cơ quan cảm giác của chúng giống của côn trùng hơn là của cua.
Cua vua gai. Toàn thân loài cua này được bao phủ bởi một lớp gai, vừa giúp chúng ngụy trang, vừa giúp chúng tự bảo vệ mình khỏi kẻ thù. Loài này sống ở độ sâu 730m dưới biển. Chúng ăn sao biển, các loài cua khác và các chất thải từ bên trên rơi xuống.
Cua hộp nâu. Đây cũng là một loại cua vua. Chúng có cách hô hấp kỳ lạ: khi đưa những càng trước qua mai, hình chữ V trên càng cùng với chân liền kề sẽ tạo thành một lỗ nhỏ, cho phép nước chảy vào phổi, dưới lớp cặn.
Cua san hô mềm. Những con “quái vật” này có khả năng ngụy trang cực tốt khi sống cùng với những rặng san hô mềm và ăn sinh vật phù du.
Cua hổ vằn. Loài cua này sống chủ yếu ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Australia. Chúng có hình thù kỳ dị, với những vệt màu sậm, trắng giống như ngựa vằn.
Cua đười ươi. Thuộc họ nhà nhện và cưa, loài sinh vật nhỏ bé kỳ lạ này có ngoại hình rất giống đười ươi. Chúng có bộ lông màu cam dày, 2 chân dài trông như tay đười ươi.
Cua sứ. Loài cua này không hẳn là cua, chúng là một loại tôm tiến hóa, có vẻ ngoài giống cua. Chúng khá mong manh, dễ vỡ. Loại này thường bị mất chân khi chạy trốn khỏi kẻ thù và sau đó những chân này được mọc lại. Loài này ăn chất nhầy của hải quỳ, giúp chúng làm sạch bản thân, trong khi hải quỳ bảo vệ cua khỏi kẻ thù.
Cua Grapsus grapsus. Loài cua này có tốc độ cực nhanh, có khả năng di chuyển theo cả 4 hướng và có ngoại hình trong như ngoại hình 1 chú hề.
Cua càng đỏ. Loài cua này có thể sống ở cả vùng nước ngọt và nước mặn. Chúng có rất nhiều cách để sống: có hệ miễn dịch, dùng chất độc để bắt con mồi.