5 hệ sao chứa các hành tinh đủ điều kiện sống nói trên mang tên Kepler-34, Kepler-35, Kepler-38, Kepler-64 và Kepler-413 nằm trong chòm sao Thiên Cầm và Thiên Nga, cách chúng ta từ 2.764 đến 5.933 năm ánh sáng.Đây là kết quả công trình nghiên cứu của nhóm chuyên gia đến từ Đại học New York ở Abu Dhabi (UAE) nhằm xác định những kiểu hệ sao có thể chứa đựng hành tinh sống được.Trong số những hệ thống này, Kepler-64 có ít nhất bốn ngôi sao quay quanh nhau tại tâm của nó. Trong khi những hệ thống khác có 2 ngôi sao, tất cả đều có ít nhất một hành tinh khổng lồ kích thước bằng Sao Hải Vương hoặc lớn hơn.Các hành tinh quay quanh những hệ sao có ít nhất 2 ngôi sao trở lên làm trung tâm được coi là dễ tạo ra "vùng sự sống" rộng lớn nhất.Điều kiện sẽ trở nên tốt hơn nếu nó không có các hành tinh khổng lồ vây quanh – là thứ có thể "phá hoại" sự hình thành một thế giới sống được.Tuy nhiên, trong hệ Mặt Trời của chính chúng ta, Trái đất vẫn sống được cho dù hệ sao sở hữu rất nhiều hành tinh khổng lồ, đặc biệt là sao Mộc có kích thước khá lớn.Các nhà nghiên cứu đã thử dùng các mô hình để tính toán khả năng sinh sống của các hệ sao đôi, sao ba, sao tư có hành tinh khổng lồ, và kết quả thu được là 5 hệ sao đặc biệt nói trên.Vùng sinh sống của 5 hệ sao này rộng từ 0,4-1,5 AU (đơn vị thiên văn, 1 AU bằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái đất). Trong đó hệ Kepler-38 được cho là dễ sống nhất.Nghiên cứu này mở ra hy vọng mới cho việc tìm kiếm một hành tinh giống Trái đất ngay cả với những hệ thống sao đôi với các hành tinh khổng lồ.Hy vọng của các nhà nghiên cứu là tìm ra Tatooine - một hành tinh có sự sống, quay quanh một hệ sao ba trong loạt phim nổi tiếng "Chiến tranh giữa các vì sao".Bao năm qua, nhân loại vẫn băn khoăn với nỗi “cô đơn” của mình trong vũ trụ. Mỗi vật thể rời Trái đất đều ít nhiều mang theo hi vọng về sự sống ngoài hành tinh.Dù chưa có trong tay bất cứ minh chứng cụ thể nào về các sinh vật ngoài Trái đất nhưng những “tín hiệu khả quan” cũng đủ khiến nhân loại vui mừng và tiếp tục hi vọng về hành trình đầy phiêu lưu của mình.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn:VTV
5 hệ sao chứa các hành tinh đủ điều kiện sống nói trên mang tên Kepler-34, Kepler-35, Kepler-38, Kepler-64 và Kepler-413 nằm trong chòm sao Thiên Cầm và Thiên Nga, cách chúng ta từ 2.764 đến 5.933 năm ánh sáng.
Đây là kết quả công trình nghiên cứu của nhóm chuyên gia đến từ Đại học New York ở Abu Dhabi (UAE) nhằm xác định những kiểu hệ sao có thể chứa đựng hành tinh sống được.
Trong số những hệ thống này, Kepler-64 có ít nhất bốn ngôi sao quay quanh nhau tại tâm của nó. Trong khi những hệ thống khác có 2 ngôi sao, tất cả đều có ít nhất một hành tinh khổng lồ kích thước bằng Sao Hải Vương hoặc lớn hơn.
Các hành tinh quay quanh những hệ sao có ít nhất 2 ngôi sao trở lên làm trung tâm được coi là dễ tạo ra "vùng sự sống" rộng lớn nhất.
Điều kiện sẽ trở nên tốt hơn nếu nó không có các hành tinh khổng lồ vây quanh – là thứ có thể "phá hoại" sự hình thành một thế giới sống được.
Tuy nhiên, trong hệ Mặt Trời của chính chúng ta, Trái đất vẫn sống được cho dù hệ sao sở hữu rất nhiều hành tinh khổng lồ, đặc biệt là sao Mộc có kích thước khá lớn.
Các nhà nghiên cứu đã thử dùng các mô hình để tính toán khả năng sinh sống của các hệ sao đôi, sao ba, sao tư có hành tinh khổng lồ, và kết quả thu được là 5 hệ sao đặc biệt nói trên.
Vùng sinh sống của 5 hệ sao này rộng từ 0,4-1,5 AU (đơn vị thiên văn, 1 AU bằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái đất). Trong đó hệ Kepler-38 được cho là dễ sống nhất.
Nghiên cứu này mở ra hy vọng mới cho việc tìm kiếm một hành tinh giống Trái đất ngay cả với những hệ thống sao đôi với các hành tinh khổng lồ.
Hy vọng của các nhà nghiên cứu là tìm ra Tatooine - một hành tinh có sự sống, quay quanh một hệ sao ba trong loạt phim nổi tiếng "Chiến tranh giữa các vì sao".
Bao năm qua, nhân loại vẫn băn khoăn với nỗi “cô đơn” của mình trong vũ trụ. Mỗi vật thể rời Trái đất đều ít nhiều mang theo hi vọng về sự sống ngoài hành tinh.
Dù chưa có trong tay bất cứ minh chứng cụ thể nào về các sinh vật ngoài Trái đất nhưng những “tín hiệu khả quan” cũng đủ khiến nhân loại vui mừng và tiếp tục hi vọng về hành trình đầy phiêu lưu của mình.