Theo National Geographic, lửng mật là loài có khả năng năng kháng độc. Nọc rắn hổ mang cũng không thể giết chết chúng. Tất cả loài rắn độc đều bị chúng biến thánh bữa ăn ngon lành.Lửng mật phân bố nhiều ở châu Phi, Tây Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ. Các nhà khoa học đã chứng kiến lửng mật ong bị rắn hổ lục (một loài rắn có nọc rất độc) cắn. Chỉ sau 2 giờ, lửng mật tỉnh dậy như chưa có điều gì xảy ra.Theo National Geographic, lửng mật (tên khoa học Mellivora capensis) là loài động vật có vú thuộc họ chồn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đặc biệt này của lửng mật ong, nhằm tìm ra chất chống nọc rắn tự nhiên.Lửng mật chủ yếu ăn côn trùng, rắn rết, rùa, nhưng món khoái khẩu nhất của nó là mật ong. Vì thế, nó mới có cái tên lửng mật ong (honey badger). Lửng mật có thể lần theo những con chim lấy mật để tìm ra vị trí tổ ong.Lửng mật trưởng thành có chiều cao đến vai khoảng 28 cm, chiều dài cơ thể từ 50-77 cm, phần đuôi dài 30 cm. Con đực nặng từ 9-16 kg, còn con cái nhỏ hơn, nặng từ 5-10 kg.Lửng mật có lớp da rất dày và chắc nhưng vũ khí tự vệ hiệu quả của nó là bộ móng vuốt dài và hàm răng sắc nhọn cực khỏe. Với bản tính hung dữ và liều lĩnh, lửng mật dám đối đối đầu những loài thú săn mồi to hơn nó. Thuộc họ chồn nên lửng mật có thể phát ra mùi hôi cực kỳ khó chịu, làm đối phương ngột ngạt. Đó là một dạng phòng vệ xua đuổi kẻ thù.Giống lửng mật, cầy mangut cũng được xem là “khắc tinh” của loài rắn độc, nhờ khả năng di chuyển, né đòn mổ và quấn của rắn. Nó tấn công rất chính xác với hàm răng sắc nhọn. Ngoài ra, cầy mangut còn sở hữu bộ lông dày có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của rắn. Tuy không miễn dịch hoàn toàn với nọc độc, cầy cũng có thể hồi phục trở lại và ăn rắn như lửng mật ong.Chim Diều, còn được gọi là chim diều ăn rắn, vì rắn là con mồi ưa thích của chúng. Với lợi thế đôi chân dài, chim Diều thường giết chết rắn bằng cú đá mạnh và chính xác. Nó thường quắp con rắn lên trên không rồi quăng vào đá làm cho rắn chết.
Theo National Geographic, lửng mật là loài có khả năng năng kháng độc. Nọc rắn hổ mang cũng không thể giết chết chúng. Tất cả loài rắn độc đều bị chúng biến thánh bữa ăn ngon lành.
Lửng mật phân bố nhiều ở châu Phi, Tây Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ. Các nhà khoa học đã chứng kiến lửng mật ong bị rắn hổ lục (một loài rắn có nọc rất độc) cắn. Chỉ sau 2 giờ, lửng mật tỉnh dậy như chưa có điều gì xảy ra.
Theo National Geographic, lửng mật (tên khoa học Mellivora capensis) là loài động vật có vú thuộc họ chồn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đặc biệt này của lửng mật ong, nhằm tìm ra chất chống nọc rắn tự nhiên.
Lửng mật chủ yếu ăn côn trùng, rắn rết, rùa, nhưng món khoái khẩu nhất của nó là mật ong. Vì thế, nó mới có cái tên lửng mật ong (honey badger). Lửng mật có thể lần theo những con chim lấy mật để tìm ra vị trí tổ ong.
Lửng mật trưởng thành có chiều cao đến vai khoảng 28 cm, chiều dài cơ thể từ 50-77 cm, phần đuôi dài 30 cm. Con đực nặng từ 9-16 kg, còn con cái nhỏ hơn, nặng từ 5-10 kg.
Lửng mật có lớp da rất dày và chắc nhưng vũ khí tự vệ hiệu quả của nó là bộ móng vuốt dài và hàm răng sắc nhọn cực khỏe. Với bản tính hung dữ và liều lĩnh, lửng mật dám đối đối đầu những loài thú săn mồi to hơn nó. Thuộc họ chồn nên lửng mật có thể phát ra mùi hôi cực kỳ khó chịu, làm đối phương ngột ngạt. Đó là một dạng phòng vệ xua đuổi kẻ thù.
Giống lửng mật, cầy mangut cũng được xem là “khắc tinh” của loài rắn độc, nhờ khả năng di chuyển, né đòn mổ và quấn của rắn. Nó tấn công rất chính xác với hàm răng sắc nhọn. Ngoài ra, cầy mangut còn sở hữu bộ lông dày có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của rắn. Tuy không miễn dịch hoàn toàn với nọc độc, cầy cũng có thể hồi phục trở lại và ăn rắn như lửng mật ong.
Chim Diều, còn được gọi là chim diều ăn rắn, vì rắn là con mồi ưa thích của chúng. Với lợi thế đôi chân dài, chim Diều thường giết chết rắn bằng cú đá mạnh và chính xác. Nó thường quắp con rắn lên trên không rồi quăng vào đá làm cho rắn chết.