Con hải cẩu bị mắc lưới có chiều dài khoảng 1m và nặng 30kg. Phần lưng của nó được ngư dân phát hiện có một vài vết thương.Việc hải cẩu xuất hiện ở vùng biển Việt Nam là điều kỳ lạ vì chúng chủ yếu chỉ sống ở vùng lạnh.Các ngư dân sau đó đã thả chú hải cẩu này về biển vì cho rằng chúng đang sinh sống ở vùng biển tỉnh Quảng Nam. Nguyên nhân là do ngư dân đã nhiều lần phát hiện hải cẩu mắc lưới.Theo các chuyên gia, hầu hết những con hải cẩu này đều thuộc loài hải cẩu đốm, tên khoa học là Phoca largha, sống ở vùng biển xứ lạnh.Hải cẩu đốm Phoca largha là động vật có vú, bộ ăn thịt. Loài này sinh sống chủ yếu ở những tảng đá băng vùng biển bắc Thái Bình Dương và vùng biển lân cận.Chúng được tìm thấy nhiều nhất dọc theo thềm lục địa của các biển Beaufort, Chukchi, Bering và Okhotsk và về phía nam tới phía bắc Hoàng Hải.Đôi khi chúng di cư về phía nam xa như Bắc Hoàng Hải và tây Biển Nhật Bản và thậm chí là tới tận Việt Nam theo dòng hải lưu.Chúng cũng được tìm thấy ở Alaska từ phía Đông Nam vịnh Bristol đến điểm phân định ranh giới khi tới thời kỳ động dục và sinh sản.Hải cẩu đốm đôi khi bị nhầm lẫn với loài hải cẩu cảng và chúng thường trộn lẫn với nhau trong khu vực bởi nơi sinh sống của chúng khá giống nhau.Về tính cách, hải cẩu đốm được đánh giá là khá nhút nhát và rất khó khăn trong việc để con người tiếp cận. Chúng có thể sống đơn độc nhưng hầu hết hải cẩu đốm thích giao du, hình thành các nhóm lớn.Để kiếm ăn, hải cẩu đốm có thể lặn tới độ sâu lên đến 300m. Những con hải cẩu đốm chưa thành niên ăn các loài nhuyễn thể và động vật giáp xác nhỏ.Hải cẩu đốm đang được liệt vào danh sách hải cẩu quý hiếm, là một trong những loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng do vấn nạn nóng lên toàn cầu khiến băng vĩnh cửu ở hai cực tan chảy.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Con hải cẩu bị mắc lưới có chiều dài khoảng 1m và nặng 30kg. Phần lưng của nó được ngư dân phát hiện có một vài vết thương.
Việc hải cẩu xuất hiện ở vùng biển Việt Nam là điều kỳ lạ vì chúng chủ yếu chỉ sống ở vùng lạnh.
Các ngư dân sau đó đã thả chú hải cẩu này về biển vì cho rằng chúng đang sinh sống ở vùng biển tỉnh Quảng Nam. Nguyên nhân là do ngư dân đã nhiều lần phát hiện hải cẩu mắc lưới.
Theo các chuyên gia, hầu hết những con hải cẩu này đều thuộc loài hải cẩu đốm, tên khoa học là Phoca largha, sống ở vùng biển xứ lạnh.
Hải cẩu đốm Phoca largha là động vật có vú, bộ ăn thịt. Loài này sinh sống chủ yếu ở những tảng đá băng vùng biển bắc Thái Bình Dương và vùng biển lân cận.
Chúng được tìm thấy nhiều nhất dọc theo thềm lục địa của các biển Beaufort, Chukchi, Bering và Okhotsk và về phía nam tới phía bắc Hoàng Hải.
Đôi khi chúng di cư về phía nam xa như Bắc Hoàng Hải và tây Biển Nhật Bản và thậm chí là tới tận Việt Nam theo dòng hải lưu.
Chúng cũng được tìm thấy ở Alaska từ phía Đông Nam vịnh Bristol đến điểm phân định ranh giới khi tới thời kỳ động dục và sinh sản.
Hải cẩu đốm đôi khi bị nhầm lẫn với loài hải cẩu cảng và chúng thường trộn lẫn với nhau trong khu vực bởi nơi sinh sống của chúng khá giống nhau.
Về tính cách, hải cẩu đốm được đánh giá là khá nhút nhát và rất khó khăn trong việc để con người tiếp cận. Chúng có thể sống đơn độc nhưng hầu hết hải cẩu đốm thích giao du, hình thành các nhóm lớn.
Để kiếm ăn, hải cẩu đốm có thể lặn tới độ sâu lên đến 300m. Những con hải cẩu đốm chưa thành niên ăn các loài nhuyễn thể và động vật giáp xác nhỏ.
Hải cẩu đốm đang được liệt vào danh sách hải cẩu quý hiếm, là một trong những loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng do vấn nạn nóng lên toàn cầu khiến băng vĩnh cửu ở hai cực tan chảy.