Gần thành phố Gräfenhainichen (Đức) - một mỏ lộ thiên cũ có năm cỗ máy công nghiệp khổng lồ đã ngừng hoạt động đang nằm im lìm ở đó, gồm máy xúc, tàu hút, máy nâng container, mỗi cỗ máy dài đến 130 mét và cao 30 mét. Đó chính là thành phố sắt khổng lồ Ferropolis, điểm đến nổi tiếng của Đức và của toàn thế giớiNhững cỗ máy khổng lồ này đã từng là “linh hồn” trong cuộc khai thác hàng triệu tấn than nâu ở các mỏ lộ thiên của Golpa-Nord. Khi than hết vào những năm 1990, Golpa-Nord đã bị đóng cửa và các máy được bỏ lại, tạo thành một bảo tàng ngoài trời gọi là “Ferropolis: Thành phố của sắt”.Khung cảnh độc đáo này được hình thành bởi những di tích khổng lồ từ một nền công nghiệp từng phát triển rực rỡ, bao quanh bởi các hầm mỏ ngập nước. Ngày nay, khung cảnh đó trở thành nơi biểu diễn các buổi hòa nhạc ngoài trời, opera và các lễ hội âm nhạc.Sau Thế chiến thứ hai và sự chia cắt của Đức, chính quyền cộng sản bắt đầu cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của đất nước để tăng cường năng lực công nghiệp của mình.Sự phụ thuộc của chính phủ vào nhiên liệu than nâu nhằm cung cấp cho các thành phố và các nhà máy đã khiến cho hoạt động khai thác trở nên vô cùng gấp rút tại tất cả các hầm mỏ trên cả nước.Vào thời kỳ cao điểm, các ngành công nghiệp khai thác mỏ Đức tuyển dụng tới 60.000 lao động và sản xuất 100 triệu tấn than mỗi năm, được sử dụng để cung cấp cho vô số nhà máy điện, nhà máy than và các nhà máy nhiệt cacbon thấp.Golpa-Nord là một trong những mỏ nhỏ hơn, nhưng quy mô hoạt động lại rất lớn. Diện tích khu mỏ lên tới 1.915 ha, 342 triệu mét khối đất bị loại bỏ để sản xuất 70 triệu tấn than nâu. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất không cao và Golpa-Nord ngừng hoạt động vào năm 1991.Những cỗ máy nặng nề chờ người đem đi trong vài năm sau đó nhưng cuối cùng, chúng không bị chuyển đi mà tụ tập tại một cao nguyên để trở thành Ferropolis - đài tưởng niệm cho 150 năm khai thác than nâu.Một bảo tàng trong một nhà máy điện cũ sẽ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và sự phát triển của công nghệ khai thác than non.Ngoài ra, khung cảnh xung quanh cùng các tác phẩm điêu khắc và các mốc thiết kế nghệ thuật trở thành phông nền đầy ấn tượng cho các buổi biểu diễn và sự kiện. Phần còn lại của mỏ bị ngập lụt để tạo ra một hồ nước, khiến khung cảnh trở nên hài hòa.
Gần thành phố Gräfenhainichen (Đức) - một mỏ lộ thiên cũ có năm cỗ máy công nghiệp khổng lồ đã ngừng hoạt động đang nằm im lìm ở đó, gồm máy xúc, tàu hút, máy nâng container, mỗi cỗ máy dài đến 130 mét và cao 30 mét. Đó chính là thành phố sắt khổng lồ Ferropolis, điểm đến nổi tiếng của Đức và của toàn thế giới
Những cỗ máy khổng lồ này đã từng là “linh hồn” trong cuộc khai thác hàng triệu tấn than nâu ở các mỏ lộ thiên của Golpa-Nord. Khi than hết vào những năm 1990, Golpa-Nord đã bị đóng cửa và các máy được bỏ lại, tạo thành một bảo tàng ngoài trời gọi là “Ferropolis: Thành phố của sắt”.
Khung cảnh độc đáo này được hình thành bởi những di tích khổng lồ từ một nền công nghiệp từng phát triển rực rỡ, bao quanh bởi các hầm mỏ ngập nước. Ngày nay, khung cảnh đó trở thành nơi biểu diễn các buổi hòa nhạc ngoài trời, opera và các lễ hội âm nhạc.
Sau Thế chiến thứ hai và sự chia cắt của Đức, chính quyền cộng sản bắt đầu cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của đất nước để tăng cường năng lực công nghiệp của mình.
Sự phụ thuộc của chính phủ vào nhiên liệu than nâu nhằm cung cấp cho các thành phố và các nhà máy đã khiến cho hoạt động khai thác trở nên vô cùng gấp rút tại tất cả các hầm mỏ trên cả nước.
Vào thời kỳ cao điểm, các ngành công nghiệp khai thác mỏ Đức tuyển dụng tới 60.000 lao động và sản xuất 100 triệu tấn than mỗi năm, được sử dụng để cung cấp cho vô số nhà máy điện, nhà máy than và các nhà máy nhiệt cacbon thấp.
Golpa-Nord là một trong những mỏ nhỏ hơn, nhưng quy mô hoạt động lại rất lớn. Diện tích khu mỏ lên tới 1.915 ha, 342 triệu mét khối đất bị loại bỏ để sản xuất 70 triệu tấn than nâu. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất không cao và Golpa-Nord ngừng hoạt động vào năm 1991.
Những cỗ máy nặng nề chờ người đem đi trong vài năm sau đó nhưng cuối cùng, chúng không bị chuyển đi mà tụ tập tại một cao nguyên để trở thành Ferropolis - đài tưởng niệm cho 150 năm khai thác than nâu.
Một bảo tàng trong một nhà máy điện cũ sẽ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và sự phát triển của công nghệ khai thác than non.
Ngoài ra, khung cảnh xung quanh cùng các tác phẩm điêu khắc và các mốc thiết kế nghệ thuật trở thành phông nền đầy ấn tượng cho các buổi biểu diễn và sự kiện. Phần còn lại của mỏ bị ngập lụt để tạo ra một hồ nước, khiến khung cảnh trở nên hài hòa.