Thành phố cổ La Mã Pompeii được thành lập vào khoảng thế kỷ 7 TCN, từng là thành phố phát triển sầm uất. Nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho giới thượng lưu La Mã nghỉ dưỡng.Ngay cả hoàng đế La Mã Nero cũng có một nơi ở tuyệt vời tại thành phố cổ Pompeii. Thậm chí hoàng đế Nero đã cưới cô gái Poppaea Sabina ở Pompeii làm người vợ thứ hai.Ngày 24/8/79, ngọn núi lửa Vesuvius "thức giấc" và nhấn chìm toàn bộ thành phố Pompeii trong lớp đất đá, dung nham và tro bụi. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, người dân địa phương không hề hay biết Vesuvius là một ngọn núi lửa nên đã sinh sống cạnh "miệng tử thần".Trước khi xóa sổ thành phố cổ Pompeii, núi lửa Vesuvius hoạt động lần gần đó nhất là vào năm 1800 TCN. Khi đó, vụ phun trào núi lửa này đã phá hủy một khu định cư thời đồ đồng.Người dân Pompeii hứng chịu thảm họa diệt vong vào sáng ngày 24/8/79 - một ngày sau khi diễn ra lễ hội Vulcanalia. Đây là lễ hội tôn vinh thần Lửa của người La Mã.Vào ngày hôm đó, núi lửa Vesuvius hoạt động trong 24 giờ liên tục nhưng tro bụi, dung nham... xuất hiện trong hai ngày, khiến toàn bộ thành phố bị chôn vùi sâu 6m dưới lớp đất đá, tro bụi.Dung nham núi lửa đã di chuyển, phá hủy mọi thứ trên đường đi với tốc độ khủng khiếp 110 km/h. Chính vì vậy, không có người dân nào sống sót trong thảm kịch núi lửa Vesuvius phun trào năm 79.Theo ước tính, khoảng 25.000 người đã thiệt mạng trong thảm họa núi lửa Vesuvius phun trào.Sau khi xảy ra thảm họa ở Pompeii, cụm từ núi lửa (volcano) mới xuất hiện. Nó xuất phát từ từ Vulcan - tên của thần Lửa La Mã.Các chuyên gia đã phát hiện được nhiều xác chết hóa đá trong vô vàn tư thế quằn quại, đau thương. Họ đều là nạn nhân của thảm họa phun trào núi lửa năm xưa.
Thành phố cổ La Mã Pompeii được thành lập vào khoảng thế kỷ 7 TCN, từng là thành phố phát triển sầm uất. Nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho giới thượng lưu La Mã nghỉ dưỡng.
Ngay cả hoàng đế La Mã Nero cũng có một nơi ở tuyệt vời tại thành phố cổ Pompeii. Thậm chí hoàng đế Nero đã cưới cô gái Poppaea Sabina ở Pompeii làm người vợ thứ hai.
Ngày 24/8/79, ngọn núi lửa Vesuvius "thức giấc" và nhấn chìm toàn bộ thành phố Pompeii trong lớp đất đá, dung nham và tro bụi. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, người dân địa phương không hề hay biết Vesuvius là một ngọn núi lửa nên đã sinh sống cạnh "miệng tử thần".
Trước khi xóa sổ thành phố cổ Pompeii, núi lửa Vesuvius hoạt động lần gần đó nhất là vào năm 1800 TCN. Khi đó, vụ phun trào núi lửa này đã phá hủy một khu định cư thời đồ đồng.
Người dân Pompeii hứng chịu thảm họa diệt vong vào sáng ngày 24/8/79 - một ngày sau khi diễn ra lễ hội Vulcanalia. Đây là lễ hội tôn vinh thần Lửa của người La Mã.
Vào ngày hôm đó, núi lửa Vesuvius hoạt động trong 24 giờ liên tục nhưng tro bụi, dung nham... xuất hiện trong hai ngày, khiến toàn bộ thành phố bị chôn vùi sâu 6m dưới lớp đất đá, tro bụi.
Dung nham núi lửa đã di chuyển, phá hủy mọi thứ trên đường đi với tốc độ khủng khiếp 110 km/h. Chính vì vậy, không có người dân nào sống sót trong thảm kịch núi lửa Vesuvius phun trào năm 79.
Theo ước tính, khoảng 25.000 người đã thiệt mạng trong thảm họa núi lửa Vesuvius phun trào.
Sau khi xảy ra thảm họa ở Pompeii, cụm từ núi lửa (volcano) mới xuất hiện. Nó xuất phát từ từ Vulcan - tên của thần Lửa La Mã.
Các chuyên gia đã phát hiện được nhiều xác chết hóa đá trong vô vàn tư thế quằn quại, đau thương. Họ đều là nạn nhân của thảm họa phun trào núi lửa năm xưa.