Trong loạt chương trình này, thế giới côn trùng với những vẻ đẹp đáng kinh ngạc, với sự đa dạng và khả năng thích ứng đến không ngờ được ghi lại một cách trọn vẹn bằng phương pháp chụp ảnh vĩ mô có độ phân giải cao. Bọ cánh cứng khổng lồ châu Phi. Đây là một trong những loại côn trùng nặng nhất thế giới. Bọ cánh cứng đực thường phải trải qua những cuộc chiến hết sức ác liệt để giao phối. Nhện mặt ma có cái nhìn sắc nhọn và chúng rất gian xảo khi bắt mồi. Chúng chăng một mạng nhện hình chữ nhật, giữ góc và căng nó ở nơi có nhiều côn trùng đi qua. Khi có con mồi đi qua, nó sẽ tung màng nhện ra để bắt. Chuồn chuồn kim khá giống với chuồn chuồn, nhưng khi chuồn chuồn kim nghỉ ngơi, 2 cánh của chúng sẽ luôn giữ ở vị trí song song với cơ thể. Chuồn chuồn kim trưởng thành ăn ruồi, muỗi và những côn trùng nhỏ. Ong bắp cày giấy sống chủ yếu ở Bắc Mỹ. Trong tổ của loài này, các con ong cái luôn tranh giành nhau để trở thành “bà hoàng” chính trong đàn. Nói về tập phim Micro Monsters, Sir David Attenborough cho biết: “Thế giới côn trùng vô cùng thú vị vì chúng không hề giống chúng ta”. Bọ ngựa hoa gai là một loài bộ ngựa nhỏ, chỉ dài 3,81 cm, sống chủ yếu ở vùng phía nam và phía đông châu Phi. Bọ ngựa cái đẻ trứng to gấp 3 lần cơ thể mình và nó có thể giết được những kẻ thù lớn hơn bản thân vài lần. Rết sa mạc sống chủ yếu ở vùng miền nam nước Mỹ và Mexico. Cơ thể loài này khá bằng phẳng, gồm nhiều đoạn thân nối với nhau. Mỗi đoạn thân có 1 đôi chân. Loài này ăn các loài côn trùng khác như thằn lằn, cóc.. Đèn tia cực tím được sử dụng để chụp ảnh đêm. Nhờ đó mà đội quay phim có thể chụp được cảnh một đôi bọ cạp đang giao phối. Trong quá trình quay phim, nhiệt độ trong phòng thu được điều chỉnh để các loài côn trùng có được cuộc sống như trong tự nhiên. Loài bọ ngựa hoa gai có thể sống được trong nhiệt độ lý tưởng là khoảng 26 độ. Nhiệt độ ban đêm là 18 độ, không được có quá nhiều hơi ẩm bởi chúng có thể bị lây bệnh. Gián Mỹ di chuyển quá nhanh nên chúng bị giữ trong tủ lạnh trước khi được đưa ra quay phim. Nhiệt độ lạnh khiến gián di chuyển chậm lại.
Trong loạt chương trình này, thế giới côn trùng với những vẻ đẹp đáng kinh ngạc, với sự đa dạng và khả năng thích ứng đến không ngờ được ghi lại một cách trọn vẹn bằng phương pháp chụp ảnh vĩ mô có độ phân giải cao.
Bọ cánh cứng khổng lồ châu Phi. Đây là một trong những loại côn trùng nặng nhất thế giới. Bọ cánh cứng đực thường phải trải qua những cuộc chiến hết sức ác liệt để giao phối.
Nhện mặt ma có cái nhìn sắc nhọn và chúng rất gian xảo khi bắt mồi. Chúng chăng một mạng nhện hình chữ nhật, giữ góc và căng nó ở nơi có nhiều côn trùng đi qua. Khi có con mồi đi qua, nó sẽ tung màng nhện ra để bắt.
Chuồn chuồn kim khá giống với chuồn chuồn, nhưng khi chuồn chuồn kim nghỉ ngơi, 2 cánh của chúng sẽ luôn giữ ở vị trí song song với cơ thể. Chuồn chuồn kim trưởng thành ăn ruồi, muỗi và những côn trùng nhỏ.
Ong bắp cày giấy sống chủ yếu ở Bắc Mỹ. Trong tổ của loài này, các con ong cái luôn tranh giành nhau để trở thành “bà hoàng” chính trong đàn.
Nói về tập phim Micro Monsters, Sir David Attenborough cho biết: “Thế giới côn trùng vô cùng thú vị vì chúng không hề giống chúng ta”.
Bọ ngựa hoa gai là một loài bộ ngựa nhỏ, chỉ dài 3,81 cm, sống chủ yếu ở vùng phía nam và phía đông châu Phi. Bọ ngựa cái đẻ trứng to gấp 3 lần cơ thể mình và nó có thể giết được những kẻ thù lớn hơn bản thân vài lần.
Rết sa mạc sống chủ yếu ở vùng miền nam nước Mỹ và Mexico. Cơ thể loài này khá bằng phẳng, gồm nhiều đoạn thân nối với nhau. Mỗi đoạn thân có 1 đôi chân. Loài này ăn các loài côn trùng khác như thằn lằn, cóc..
Đèn tia cực tím được sử dụng để chụp ảnh đêm. Nhờ đó mà đội quay phim có thể chụp được cảnh một đôi bọ cạp đang giao phối.
Trong quá trình quay phim, nhiệt độ trong phòng thu được điều chỉnh để các loài côn trùng có được cuộc sống như trong tự nhiên. Loài bọ ngựa hoa gai có thể sống được trong nhiệt độ lý tưởng là khoảng 26 độ. Nhiệt độ ban đêm là 18 độ, không được có quá nhiều hơi ẩm bởi chúng có thể bị lây bệnh.
Gián Mỹ di chuyển quá nhanh nên chúng bị giữ trong tủ lạnh trước khi được đưa ra quay phim. Nhiệt độ lạnh khiến gián di chuyển chậm lại.