Nhằm khám phá bí ẩn của miệng núi lửa ở Siberia, lần đầu tiên, các nhà khoa học Siberia sử dụng thiết bị leo núi để đi sâu 16,5m xuống hố. Hình ảnh đáng chú ý này được các nhà khoa học chụp ngược từ dưới lên trên miệng núi lửa khi đang trèo xuống. Miệng hố bí ẩn này mới được phát hiện ở khu vực bán đảo Yamal, Siberia, Nga hồi tháng 7/ 2014, ở khu vực hoang vắng, và các nhà khoa học từng rất đau đầu tìm nguyên nhân hình thành chiếc hố. Bởi vì thời điểm này mặt đất đang đóng băng, các chuyên gia mới có thể leo vào bên trong vực thẳm lớn (ảnh) để tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu sử dụng tất cả các thiết bị thăm dò, thực hiện đo đạc. Sau đó, họ sẽ có thời gian để xử lý tất cả các dữ liệu. Các chuyên gia của Trung tâm thăm dò Bắc Cực của Nga đã tiến hành thử nghiệm radar ở miệng núi lửa, thăm dò các tảng băng (ảnh), mặt đất, khí đốt và không khí. Họ cũng đang lên kế hoạch để khám phá khu vực xung quanh và so sánh với hình ảnh từ không gian để xác định các đối tượng. Chuyến thám hiểm (ảnh) được thực hiện trong thời tiết có nhiệt độ -11ºC (51ºF). Miệng núi lửa nằm trên giao điểm của hai đứt gãy kiến tạo. Miệng núi lửa này có bề mặt rộng và lởm chởm khiến nó trông giống miệng núi lửa được hình thành sau một vụ nổ lớn. Khá nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng của những hố sâu này. Có giả thuyết cho rằng, miệng hố hình thành có liên quan đến việc khai thác nhiêu liệu hóa thạch. Tuy nhiên, những hình ảnh thu được từ radar quét mặt đất trong hố cho thấy, nhiều khả năng đây là nguyên nhân tự nhiên. Nơi đây vốn là khu vực giàu khí đốt tự nhiên, bị bao phủ dưới biển cả từ 10.000 năm trước. Quá trình ấm lên toàn cầu khiến những tảng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng khí metan, khiến hỗn hợp nước, muối và khí phát nổ, là điều kiện gây ra vụ nổ tạo thành hố trên mặt đất. Có 3 hố sâu ở khu vực này được phát hiện. Hố đầu tiên có chiều rộng 80 m, cách thành phố Moscow, Nga, khoảng 2.900 km về phía đông, trên một lớp băng vĩnh cửu thuộc bán đảo Yamal. Một hố khác với đường kính 15 m cũng được tìm thấy ở Yamal. Miệng hố thứ 3 có đường kính 4 m, được phát hiện cách bán đảo Taymyr hàng trăm cây số về phía đông.
Nhằm khám phá bí ẩn của miệng núi lửa ở Siberia, lần đầu tiên, các nhà khoa học Siberia sử dụng thiết bị leo núi để đi sâu 16,5m xuống hố. Hình ảnh đáng chú ý này được các nhà khoa học chụp ngược từ dưới lên trên miệng núi lửa khi đang trèo xuống.
Miệng hố bí ẩn này mới được phát hiện ở khu vực bán đảo Yamal, Siberia, Nga hồi tháng 7/ 2014, ở khu vực hoang vắng, và các nhà khoa học từng rất đau đầu tìm nguyên nhân hình thành chiếc hố.
Bởi vì thời điểm này mặt đất đang đóng băng, các chuyên gia mới có thể leo vào bên trong vực thẳm lớn (ảnh) để tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu sử dụng tất cả các thiết bị thăm dò, thực hiện đo đạc. Sau đó, họ sẽ có thời gian để xử lý tất cả các dữ liệu.
Các chuyên gia của Trung tâm thăm dò Bắc Cực của Nga đã tiến hành thử nghiệm radar ở miệng núi lửa, thăm dò các tảng băng (ảnh), mặt đất, khí đốt và không khí. Họ cũng đang lên kế hoạch để khám phá khu vực xung quanh và so sánh với hình ảnh từ không gian để xác định các đối tượng.
Chuyến thám hiểm (ảnh) được thực hiện trong thời tiết có nhiệt độ -11ºC (51ºF). Miệng núi lửa nằm trên giao điểm của hai đứt gãy kiến tạo.
Miệng núi lửa này có bề mặt rộng và lởm chởm khiến nó trông giống miệng núi lửa được hình thành sau một vụ nổ lớn.
Khá nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng của những hố sâu này. Có giả thuyết cho rằng, miệng hố hình thành có liên quan đến việc khai thác nhiêu liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, những hình ảnh thu được từ radar quét mặt đất trong hố cho thấy, nhiều khả năng đây là nguyên nhân tự nhiên.
Nơi đây vốn là khu vực giàu khí đốt tự nhiên, bị bao phủ dưới biển cả từ 10.000 năm trước. Quá trình ấm lên toàn cầu khiến những tảng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng khí metan, khiến hỗn hợp nước, muối và khí phát nổ, là điều kiện gây ra vụ nổ tạo thành hố trên mặt đất.
Có 3 hố sâu ở khu vực này được phát hiện. Hố đầu tiên có chiều rộng 80 m, cách thành phố Moscow, Nga, khoảng 2.900 km về phía đông, trên một lớp băng vĩnh cửu thuộc bán đảo Yamal. Một hố khác với đường kính 15 m cũng được tìm thấy ở Yamal. Miệng hố thứ 3 có đường kính 4 m, được phát hiện cách bán đảo Taymyr hàng trăm cây số về phía đông.