Được phát hiện vào năm 2005, “mụn cóc” cây khổng lồ nhất thế giới mọc trên một cây Sitka Spruce gần Holberg, phía Bắc đảo Vancouver có đường kính 6m, chiều cao 6m và trọng lượng khoảng 30 tấn.Bướu cây là một cái mắt cây lớn (tương tự như mụn cóc trên cơ thể người) thường mọc trên thân cây khi thân cây bị thương hoặc bị virus, nấm xâm nhập.Giống như bệnh ung thư, các tế bào ở cái bướu trên cây sinh sôi nảy nở không thể kiểm soát, tạo thành một cái bướu cây bất thường.Ở một số loài cây gỗ đỏ như cây tùng, những cái bướu này có thể phát triển tới kích thước khổng lồ. Điều này không khó giải thích vì cây tùng là một trong những loài cây cao, lớn nhất hành tinh.Trong ảnh là cái bướu cây lớn thứ hai trên thế giới. Cả hai đều được trưng bày tại Port McNeill - một thị trấn nhỏ ở khu vực Đảo Bắc của đảo Vancouver, Canada.Khai thác gỗ là ngành công nghiệp chính của thị trấn Port McNeill và những người thợ mộc nơi đây rất tự hào với hai chiếc “mụn cóc” khổng lồ này.
Được phát hiện vào năm 2005, “mụn cóc” cây khổng lồ nhất thế giới mọc trên một cây Sitka Spruce gần Holberg, phía Bắc đảo Vancouver có đường kính 6m, chiều cao 6m và trọng lượng khoảng 30 tấn.
Bướu cây là một cái mắt cây lớn (tương tự như mụn cóc trên cơ thể người) thường mọc trên thân cây khi thân cây bị thương hoặc bị virus, nấm xâm nhập.
Giống như bệnh ung thư, các tế bào ở cái bướu trên cây sinh sôi nảy nở không thể kiểm soát, tạo thành một cái bướu cây bất thường.
Ở một số loài cây gỗ đỏ như cây tùng, những cái bướu này có thể phát triển tới kích thước khổng lồ. Điều này không khó giải thích vì cây tùng là một trong những loài cây cao, lớn nhất hành tinh.
Trong ảnh là cái bướu cây lớn thứ hai trên thế giới. Cả hai đều được trưng bày tại Port McNeill - một thị trấn nhỏ ở khu vực Đảo Bắc của đảo Vancouver, Canada.
Khai thác gỗ là ngành công nghiệp chính của thị trấn Port McNeill và những người thợ mộc nơi đây rất tự hào với hai chiếc “mụn cóc” khổng lồ này.