"Cụ” cây kỳ lạ có tên sống rắn bởi nếu nhìn từ xa các nhánh cây như những con rắn khổng lồ đang cuộn chặt, xoắn xít vào nhau. Người làng Tân Triều thay nhau gìn giữ và bảo vệ “cụ” cẩn thận nhằm để lại cho con cháu muôn đời.Đường kính thân cây sống rắn rất lớn, phải 4-5 vòng tay người lớn ôm mới hết.Rễ cây cổ thụ nhìn tựa như những cái móng vuốt khổng lồ bấu chặt xuống nền đất.Giữa thân cây có một cái bọng rỗng có thể “nhốt” được 5 đứa trẻ.Cụ Nguyễn Văn Cầm (Hai Cầm, 83 tuổi) cho rằng “cụ” cây cổ thụ nằm ven sát con rạch Tân Triều là do bà nội cụ tên bà Bảy Hiền trồng cách đây hơn 100 năm để tạo bóng mát cho người dân đi làm ruộng về có nơi nghỉ chân. Ban đầu, bà Bảy Hiền tính bứng một cây phượng con trồng nhưng lại bứng “lộn” sang cây điệp. Do đó, cụ Hai Cầm khẳng định “cụ” cây là cây điệp chứ không phải cây sống rắn (?). Tuy nhiên, theo một số hội viên Hội sinh vật cảnh tỉnh Đồng Nai nhận định “cụ” cây trăm tuổi ở làng bưởi Tân Triều là giống cây tên lim xẹt. Cây lim xẹt này tạo dáng tự nhiên rất “độc”, đẹp và... lạ mắt.Cạnh “cụ” cây sống rắn là ngôi miếu nhỏ dân lập thờ ngũ hành nương nương. Tương truyền ngôi miếu này có từ thời vua Gia Long (Nguyễn Ánh) cùng đoàn tùy tùng lưu lạc trên đường tránh quân Tây Sơn vào thế kỷ 18 tạm trú ở mảnh đất cù lao.Trẻ em xứ bưởi rất thích ra quanh quẩn gốc cây cổ thụ chơi những trò dân gian như: chơi trốn tìm, năm mười... “Cụ” cây nằm trên mảnh đất gắn liền với sự kiện thành lập Chi bộ Cộng sản Bình Phước - Tân Triều và Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa vào những năm 30 của thế kỷ 20. Một địa điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua khi về làng bưởi Tân Triều.
"Cụ” cây kỳ lạ có tên sống rắn bởi nếu nhìn từ xa các nhánh cây như những con rắn khổng lồ đang cuộn chặt, xoắn xít vào nhau. Người làng Tân Triều thay nhau gìn giữ và bảo vệ “cụ” cẩn thận nhằm để lại cho con cháu muôn đời.
Đường kính thân cây sống rắn rất lớn, phải 4-5 vòng tay người lớn ôm mới hết.
Rễ cây cổ thụ nhìn tựa như những cái móng vuốt khổng lồ bấu chặt xuống nền đất.
Giữa thân cây có một cái bọng rỗng có thể “nhốt” được 5 đứa trẻ.
Cụ Nguyễn Văn Cầm (Hai Cầm, 83 tuổi) cho rằng “cụ” cây cổ thụ nằm ven sát con rạch Tân Triều là do bà nội cụ tên bà Bảy Hiền trồng cách đây hơn 100 năm để tạo bóng mát cho người dân đi làm ruộng về có nơi nghỉ chân. Ban đầu, bà Bảy Hiền tính bứng một cây phượng con trồng nhưng lại bứng “lộn” sang cây điệp. Do đó, cụ Hai Cầm khẳng định “cụ” cây là cây điệp chứ không phải cây sống rắn (?). Tuy nhiên, theo một số hội viên Hội sinh vật cảnh tỉnh Đồng Nai nhận định “cụ” cây trăm tuổi ở làng bưởi Tân Triều là giống cây tên lim xẹt. Cây lim xẹt này tạo dáng tự nhiên rất “độc”, đẹp và... lạ mắt.
Cạnh “cụ” cây sống rắn là ngôi miếu nhỏ dân lập thờ ngũ hành nương nương. Tương truyền ngôi miếu này có từ thời vua Gia Long (Nguyễn Ánh) cùng đoàn tùy tùng lưu lạc trên đường tránh quân Tây Sơn vào thế kỷ 18 tạm trú ở mảnh đất cù lao.
Trẻ em xứ bưởi rất thích ra quanh quẩn gốc cây cổ thụ chơi những trò dân gian như: chơi trốn tìm, năm mười... “Cụ” cây nằm trên mảnh đất gắn liền với sự kiện thành lập Chi bộ Cộng sản Bình Phước - Tân Triều và Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa vào những năm 30 của thế kỷ 20. Một địa điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua khi về làng bưởi Tân Triều.