Những ngày gần đây, nhiếp ảnh gia người Hà Lan có tên Marinka Masséus trong chuyến ghé thăm Tanzania đã phát hiện ra một sự thật đáng sợ về những trẻ em bị bạch tạng. (Nguồn Sina)Những đứa trẻ bạch tạng thường xuyên bị bắt, hoặc bị cắt chân, tay để tế lễ, hoặc bị giết một cách tàn nhẫn do mê tín. (Nguồn Sina)Hết sức phẫn nộ và thương xót cho số phận những đứa trẻ bị bạch tạng, Marinka Masséus quyết định chụp lại những bức ảnh của các em với hi vọng, vẻ đẹp tiềm ẩn của những trẻ em bị bạch tạng sẽ chạm đến trái tim của người xem. (Nguồn Sina)Bên cạnh đó, truyền đi những thông điệp tích cực, để mọi người cởi mở hơn, chấp nhận sự hiện diện của bọn trẻ khác biệt. (Nguồn Sina)Bạch tạng là bệnh mà da, lông tóc màu trắng hoặc vàng trắng, võng mạc không có sắc tố và nhạy cảm với ánh sáng. (Nguồn Sina)Trên thế giới khoảng 20.000 người thì có 1 người bị bạch tạng. (Nguồn Sina)Do giao phối cận huyết nên một số nước ở Đông Phi và Tanzania có nguy cơ bị bệnh cao hơn nhiều. (Nguồn Sina)Riêng ở Tanzania, tỷ lệ cao đột biến, cứ khoảng 1400 đứa trẻ thì có 1 em bị bạch tạng. (Nguồn Sina)Đáng buồn, những người bị mắc bạch tạng ở đây không được quan tâm và chăm sóc, không những thế còn phải đối mặt với sự bức hại tàn bạo do người dân địa phương vì mê tín dị đoan nên cho rằng trẻ em bạch tạng là do ma nhập, sẽ mang lại xui xẻo. (Nguồn Sina)Tháng 12/2014, một bé gái bạch tạng 4 tuổi bị bắt cóc từ tay mẹ, cho đến nay cảnh sát vẫn chưa tìm thấy tung tích của cô bé. Tháng 2/015, một cậu bé 18 tháng tuổi mắc chứng bạch tạng đã bị bắt đi ngay trong nhà của cậu, đến khi tìm thấy, cơ thể cậu bé đã bị cắt làm nhiều mảnh một cách tàn nhẫn. (Nguồn Sina)"Sợ hãi và mê tín dị đoan bắt rễ sâu ở Tanzania. Một đứa bé bạch tạng sinh ra sẽ bị giết, nếu như mẹ đứa trẻ không đồng ý thì cô và con sẽ bị đuổi ra khỏi nhà, sống trong nỗi sợ hãi thường trực", nhiếp ảnh gia cho biết. (Nguồn Sina)Hiện nay, chính phủ Tanzania đang nỗ lực tích cực để giảm sự ảnh hưởng của các thầy thuốc phù thủy, ngoài ra còn cung cấp kem chống nắng cho các trẻ em bị bệnh để tránh tác động của anh sáng mặt trời. (Nguồn Sina)Nhiếp ảnh gia Marinka Masséus cho biết thêm: "Mặc dù chính phủ đã cố gắng nhưng những thay đổi này vẫn chưa đủ. Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở vùng nông thôn vẫn còn bị bắt bớ do mê tín. Môi trường sống của chúng rất tồi tệ, thậm chí thiếu cả những chăm sóc y tế cơ bản nhất". (Nguồn Sina)Marinka Masséus hi vọng bộ ảnh của mình sẽ thu hút sự quan tâm, chạm tới trái tim của mọi người, để cùng nhau chung tay hành động, xóa bỏ mê tín dị đoan, để cho những đứa trẻ bị bạch tạng được quan tâm và chăm sóc. (Nguồn Sina)
Những ngày gần đây, nhiếp ảnh gia người Hà Lan có tên Marinka Masséus trong chuyến ghé thăm Tanzania đã phát hiện ra một sự thật đáng sợ về những trẻ em bị bạch tạng. (Nguồn Sina)
Những đứa trẻ bạch tạng thường xuyên bị bắt, hoặc bị cắt chân, tay để tế lễ, hoặc bị giết một cách tàn nhẫn do mê tín. (Nguồn Sina)
Hết sức phẫn nộ và thương xót cho số phận những đứa trẻ bị bạch tạng, Marinka Masséus quyết định chụp lại những bức ảnh của các em với hi vọng, vẻ đẹp tiềm ẩn của những trẻ em bị bạch tạng sẽ chạm đến trái tim của người xem. (Nguồn Sina)
Bên cạnh đó, truyền đi những thông điệp tích cực, để mọi người cởi mở hơn, chấp nhận sự hiện diện của bọn trẻ khác biệt. (Nguồn Sina)
Bạch tạng là bệnh mà da, lông tóc màu trắng hoặc vàng trắng, võng mạc không có sắc tố và nhạy cảm với ánh sáng. (Nguồn Sina)
Trên thế giới khoảng 20.000 người thì có 1 người bị bạch tạng. (Nguồn Sina)
Do giao phối cận huyết nên một số nước ở Đông Phi và Tanzania có nguy cơ bị bệnh cao hơn nhiều. (Nguồn Sina)
Riêng ở Tanzania, tỷ lệ cao đột biến, cứ khoảng 1400 đứa trẻ thì có 1 em bị bạch tạng. (Nguồn Sina)
Đáng buồn, những người bị mắc bạch tạng ở đây không được quan tâm và chăm sóc, không những thế còn phải đối mặt với sự bức hại tàn bạo do người dân địa phương vì mê tín dị đoan nên cho rằng trẻ em bạch tạng là do ma nhập, sẽ mang lại xui xẻo. (Nguồn Sina)
Tháng 12/2014, một bé gái bạch tạng 4 tuổi bị bắt cóc từ tay mẹ, cho đến nay cảnh sát vẫn chưa tìm thấy tung tích của cô bé. Tháng 2/015, một cậu bé 18 tháng tuổi mắc chứng bạch tạng đã bị bắt đi ngay trong nhà của cậu, đến khi tìm thấy, cơ thể cậu bé đã bị cắt làm nhiều mảnh một cách tàn nhẫn. (Nguồn Sina)
"Sợ hãi và mê tín dị đoan bắt rễ sâu ở Tanzania. Một đứa bé bạch tạng sinh ra sẽ bị giết, nếu như mẹ đứa trẻ không đồng ý thì cô và con sẽ bị đuổi ra khỏi nhà, sống trong nỗi sợ hãi thường trực", nhiếp ảnh gia cho biết. (Nguồn Sina)
Hiện nay, chính phủ Tanzania đang nỗ lực tích cực để giảm sự ảnh hưởng của các thầy thuốc phù thủy, ngoài ra còn cung cấp kem chống nắng cho các trẻ em bị bệnh để tránh tác động của anh sáng mặt trời. (Nguồn Sina)
Nhiếp ảnh gia Marinka Masséus cho biết thêm: "Mặc dù chính phủ đã cố gắng nhưng những thay đổi này vẫn chưa đủ. Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở vùng nông thôn vẫn còn bị bắt bớ do mê tín. Môi trường sống của chúng rất tồi tệ, thậm chí thiếu cả những chăm sóc y tế cơ bản nhất". (Nguồn Sina)
Marinka Masséus hi vọng bộ ảnh của mình sẽ thu hút sự quan tâm, chạm tới trái tim của mọi người, để cùng nhau chung tay hành động, xóa bỏ mê tín dị đoan, để cho những đứa trẻ bị bạch tạng được quan tâm và chăm sóc. (Nguồn Sina)